Aa

Đất tăng giá 50%, cả huyện Vân Đồn bàn chuyện đất đai

Thứ Bảy, 23/03/2019 - 14:56

Đất tăng giá 50%, cả huyện Vân Đồn bàn chuyện đất đai; Bí mật khởi nghiệp của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản; Bắt bệnh cho "người khổng lồ" Sông Đà... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua

Đất tăng giá 50%, cả huyện Vân Đồn bàn chuyện đất đai

Thị trường bất động sản (BĐS) Vân Đồn có dấu hiệu sốt trở lại sau khi UBND tỉnh cho phép mở lệnh giao dịch từ tháng 1. So với cách đây 3 tháng, giá đất nhiều khu vực tăng 40-50%.

Chẳng hạn, ở dự án Phương Đông, giá đất nền dao động ở khoảng 34-40 triệu đồng/m2. Môi giới cho hay từ tháng 1, khi thị trường được mở lệnh mua bán, giá đất nền đô thị tại đây ở 25-28 triệu đồng/m2. Sau hơn 2 tháng, giá đã tăng khoảng 50%.

Đất ở Khu đô thị Thống Thất hiện có giá 30-35 triệu đồng/m2, tăng khoảng 6-7 triệu/m2 so với tháng 1. Dự án tái định cư Đoàn Kết cũng được bán với giá 13-15 triệu đồng/m2, tăng khoảng 50%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bí mật khởi nghiệp của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản

Có thể khẳng định, gần như tất cả những người đồng hương Nghệ An làm ăn sinh sống tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Thủ đô Hà Nội đều rất quan tâm đến một người nổi tiếng, mang biệt danh “Đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản. Nhiều người kính nể, thán phục vì mang ơn ông nhưng cũng có không ít những kẻ đố kỵ, ghen ghét và luôn đặt điều vu khống, nói xấu ông. Thế nhưng, trong lòng mọi người đều có một câu hỏi chung, đang rất tò mò mà chưa nhận được câu trả lời thỏa mãn. Đó là: Đại gia Lê Thanh Thản khởi nghiệp như thế nào và bằng cách gì mà ông trở nên giàu có nhanh như vây.

Đã có không ít những nhà phân tích kinh tế, nhà báo lão luyện, bỏ ra rất nhiều công sức để giải mã cho câu hỏi trên của dư luận. Bên cạnh những bài viết tâm huyết nhưng còn mang tính lý thuyết, chung chung của những người thiện chí, đã có không ít các luồng dư luận ác ý, được những kẻ chuyên “ném đá dấu tay” tung ra, nhằm làm giảm uy tín giá trị nhân văn của một nhà kinh doanh chân chính, lương thiện, với Slogan đơn giản: "Tiền là gạch, Ngãi (tình nghĩa) mới là vàng" như ông.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bắt bệnh cho "người khổng lồ" Sông Đà

Ngày ông Hồ Văn Dũng lên nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Sông Đà, ít có nhân viên nào ngờ, Sông Đà lại lâm vào tình trạng như hiện nay.

Trước khi ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất của Tổng Công ty Sông Đà (mã SJG) hồi tháng 4/2018, ông Dũng cũng đã làm việc tại nhiều công ty con và cũng đã nắm chức Tổng giám đốc phụ trách điều hành mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng từ nhiều năm.

Từ những năm 1983 đến năm 1991, ông Dũng là người phụ trách kỹ thuật, đội trưởng, trưởng phòng tại Công ty Xây lắp vận tải 500 xe thuộc Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà. Về sau ông cũng lên làm Giám đốc Ban điều hành dự án thủy điện Sê San 4, rồi dần từ trưởng phòng lên Phó giám đốc và giữ chức vụ cao nhất tại Công ty Sông Đà 9, Công ty Cổ phần 909.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao nhà ở hạng sang tại Việt Nam vẫn có sức hút lớn?

Chỉ số giá nhà tại các thành phố (Nguồn: Savills)

Chỉ số giá nhà tại các thành phố (Nguồn: Savills)

Theo kết quả nghiên cứu từ Savills, tốc độ tăng giá nhà ở cao cấp giảm đáng kể trong nửa cuối 2018 tại các thị trường hàng đầu trên thế giới, ghi nhận mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cụ thể, chỉ số giá nhà trong 2018 thấp hơn so với năm 2017, chỉ ở 2,3%. Tốc độ tăng trưởng giá thuê cũng đồng thời giảm, ghi nhận lợi suất cho thuê trung bình của phân khúc nhà ở hạng sang thấp nhất trong 10 năm qua với 3,2% tại các thành phố lớn trên thế giới.

Theo bà Sophie Chick, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu Savills: “Giá trị bất động sản nhà ở cao cấp đang có tốc độ tăng chậm hơn và ổn định hơn, chúng ta có thể kỳ vọng thị trường sẽ không lặp lại mức tăng bình quân hai chữ số như thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dự án nghìn tỷ "chết yểu" ở Thái Nguyên: Những quyết định giống “trò hề”

Ngót 2 năm từ khi được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án. Theo tiến độ đề ra, Công ty Hồng Long phải hoàn thành toàn bộ các thủ tục, khởi công xây dựng và chuẩn bị đưa Dự án vào khai thác sử dụng giai đoạn I. Thế nhưng tới cuối năm 2017, thứ mà Công ty Hồng Long thực hiện được mới chỉ dừng lại ở việc lập, trình phê duyệt quy hoạch; thực hiện thống kê, kiểm đếm để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng...

Mặc dù UBND thị xã Phổ Yên đã tổ chức hội nghị, đồng thời nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Hồng Long bố trí đầy đủ kinh phí để chi trả cho các hộ dân có đất nằm trong diện thu hồi trước ngày 15/1/2018. Thế nhưng Công ty Hồng Long vẫn không thực hiện.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top