Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô

Thứ Năm, 10/10/2024 - 06:28

Hà Nội đã đổi thay mạnh mẽ nhờ nỗ lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để xứng đáng là hạt nhân trung tâm của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước. Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giữ vai trò rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đô thị cũng như phục vụ nhu cầu sinh sống đi lại của nhân dân Thủ đô.

Hằng năm, Hà Nội dành 50% nguồn lực đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, cơ chế chính sách đầu tư cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Nhờ vậy, hạ tầng giao thông Thủ đô ngày một đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu phát triển mới, diện tích đất dành cho giao thông tăng dần hàng năm. Giao thông vận tải đã xóa đi khoảng cách địa lý giữa đô thị trung tâm với nông thôn, ngoại thành; giảm thiểu sự khác biệt về chất lượng sống, giúp nhân dân Thủ đô, dù ở bất kỳ địa phương nào cũng được hưởng chính sách, dịch vụ công cộng và có điều kiện phát triển như nhau.

Hàng loạt dự án giao thông quan trọng của Hà Nội đã đưa vào sử dụng cùng hàng loạt dự án giao thông đang triển khai, từ đường vành đai, trục hướng tâm, đường cao tốc, đường sắt đô thị... không chỉ giảm ùn tắc giao thông mà còn không ngừng tạo ra bệ phóng, không gian phát triển kinh tế - xã hội mới cho Thủ đô, giúp thành phố khang trang hơn, hiện đại hơn.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 1.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 2.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 3.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 4.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 5.

Cầu Thăng Long vượt sông Hồng nối đường Vành đai 3 từ phía Tây Hà Nội tới sân bay Nội Bài được xây dựng từ năm 1974 đến 1985. Cây cầu đã đi vào hoạt động gần 40 năm, góp phần không nhỏ trong giao thông, vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa các tỉnh phía Bắc với Thủ đô Hà Nội. Đến nay cây cầu này vẫn là một trong những công trình giao thông lớn của Thủ đô. Cầu có nhịp chính vượt sông dài 1.680m gồm 15 nhịp giàn thép, tạo thành 5 liên dầm liên tục mỗi liên có độ dài 336m. Cầu gồm 2 tầng: cầu đường sắt và xe thô sơ ở tầng dưới, và cầu đường ô tô nằm ở tầng trên. Qua nhiều lần sửa chữa mặt cầu, chất lượng và tuổi thọ công trình được nâng cao.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 6.

Cầu Nhật Tân thông xe năm 2015, là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỷ đồng. Cây cầu có tổng chiều dài là 9,17km trong đó phần cầu chính là 3,9km (đoạn cầu vượt sông Hồng là 1,5km) và phần cầu dẫn dài 5,27km. Bề rộng mặt đường 33,2m, bố trí 8 làn xe. Đường trên cầu thông thoáng và đi chỉ mất vài phút là sang bên bờ bên kia. Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô, tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 7.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 8.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 9.

Cầu Nhật Tân còn được xem là một trong những biểu tượng của Thành phố Hà Nội với 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng nâng đỡ toàn bộ phần chính của cây cầu. 5 trụ tháp này tượng trưng cho 5 cửa ô cổ kính của Hà Nội và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 10.

Tuyến đường Võ Nguyên Giáp có tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng với chiều dài 12,1km đi qua địa bàn 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Cùng với cầu dây văng Nhật Tân, tuyến đường này có vai trò rất quan trọng tạo thêm tuyến đường song song bên cạnh tuyến cầu Thăng Long và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, nối trung tâm Thủ đô với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 11.

Cầu Đông Trù có chiều dài 1.240m, trong đó cầu chính dài 500m, rộng 55m với 8 làn xe. Cầu được khởi công xây dựng vào năm 2006 và chính thức khánh thành năm 2014. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 6.600 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80m và nhịp giữa sông dài 120m, áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 12.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 13.

Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống, nối liền quận Long Biên và huyện Đông Anh, giúp giải tỏa ùn ứ giao thông liên tỉnh từ hướng Hải Phòng, Quảng Ninh đi các tỉnh Tây và Tây Bắc Hà Nội. Công trình này là hạng mục quan trọng nhất thuộc dự án Đường 5 kéo dài, là một trong 37 công trình trọng điểm của Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 14.

Đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội chính thức vận chuyển hành khách từ sáng 8/8/2024, tuyến metro được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông cho Thủ đô. Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ hai của thành phố Hà Nội được đưa vào hoạt động, sau tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được vận hành từ tháng 11 năm 2021. Metro Nhổn - Ga Hà Nội với vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng chính thức vận hành góp phần phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại hóa nhằm nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra cho khu vực trung tâm Hà Nội.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 15.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 16.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 17.

Theo thiết kế kỹ thuật tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao, mỗi đoàn tàu cấu tạo gồm 4 toa, mỗi toa chở được 236 hành khách, mỗi chuyến chở được 944 hành khách. Năng lực vận chuyển của tuyến tối đa đạt mức 9.440 hành khách/giờ/hướng. Hai điểm trung chuyển (Cầu Giấy và Nhổn) có 32 điểm dừng xe buýt (16 điểm có nhà chờ). Hiện 8 ga kết nối với điểm dừng xe buýt gần nhất với khoảng cách từ 0 - 50m. Tuyến metro sử dụng hàng loạt công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 18.

Đường vành đai 2 trên cao (đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở) được chính thức thông xe vào ngày 11/1/2023. Đoạn tuyến trên cao dài hơn 5km, điểm đầu tiếp giáp phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở. Dự án vành đai 2 gồm hai hợp phần: Mở rộng đường dưới thấp đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng và xây dựng tuyến đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Trong đó, đường dưới thấp có quy mô 8 - 10 làn xe, vỉa hè rộng 4 - 6m mỗi bên, đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 19.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 20.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 21.

Đường trên cao dài hơn 5km, rộng 19 m, nối liền 4 quận trung tâm là Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai và Thanh Xuân. Toàn tuyến vành đai 2 có 8 nhánh lên xuống tại đoạn giao với cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng (trên phố Đại La và phố Trường Chinh) cùng lối lên xuống ở Ngã Tư Sở. Việc thông xe vành đai 2 Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở góp phần giảm tải cho một trong những điểm nóng về ùn tắc nhiều năm qua. Đây là tiền đề để thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện vành đai 2,5; 3,5 và 4 đang được triển khai đồng bộ.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 22.

Để tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, kết nối trung tâm thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố, công trình xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khởi công từ tháng 1/2021, đến nay đã hoàn tất đưa vào sử dụng. Cầu kết nối với đường Vành đai 2 giúp các phương tiện lưu thông từ các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng tới quận Long Biên và huyện Gia Lâm và ngược lại một cách thuận tiện.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 23.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 24.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 25.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 26.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 27.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm song song và có hình dáng tương tự cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1. Tim cầu nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 là 21,25m. Tổng mức đầu tư dự án này hơn 2.500 tỷ đồng. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 3.473m, mặt cắt ngang cầu là 19,25m, thiết kế 4 làn xe, chiều cao tĩnh không 11m, khẩu độ thông thuyền lớn hơn 85m. Sau khi hoàn thành, cầu Vĩnh Tuy 2 có 4 làn xe lưu thông gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp, khớp nối với đường Vành đai 2 trên cao, tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 28.

Đại lộ Thăng Long là đại lộ dài nhất Việt Nam với chiều dài hơn 29km, chiều rộng trung bình 140m, được thông xe vào tháng 10/2010, đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuyến đường kết nối giao thông giữa các tỉnh phía Tây Nam với Hà Nội, kết nối các khu đô thị, khu công nghiệp, các huyện, thị xã phía Tây với trung tâm thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tuyến đường bao gồm hai dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m), hai dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m...

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 29.

Đường Lê Quang Đạo kéo dài có chiều dài hơn 2,6km, tổng số vốn đầu tư hơn 740 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài, đoạn từ Đại lộ Thăng Long quận Nam Từ Liêm đến vị trí ranh giới Khu đô thị Dương Nội quận Hà Đông được khởi công ngày 21/2/2023 do UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư. Dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng dịp cuối năm 2024.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 30.
Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 31.

Là một trong những dự án trọng điểm của Hà Nội, tuyến đường này đóng vai trò kết nối 2 quận Nam Từ Liêm và Hà Đông. Hiện tại, dự án đã đạt gần 80% tiến độ. Điểm đầu nối với đường Lê Quang Đạo giao với Đại lộ Thăng Long (thuộc phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm). Theo thiết kế, tuyến đường sẽ có tiêu chuẩn đường liên khu vực, với vận tốc thiết kế 60km/h. Quy mô mặt cắt ngang đường điển hình 40m, đoạn khớp nối với Đại lộ Thăng Long (dài khoảng 110m) có bề rộng mặt cắt ngang 100m. Điểm cuối tuyến đường nối thông với tuyến đường hiện hữu tại Dương Nội (Hà Đông), tạo thành trục giao thông thông suốt, giảm tải cho trục đường Tố Hữu và Nguyễn Trãi - Trần Phú.

Dấu ấn những công trình giao thông nâng tầm vị thế Thủ đô- Ảnh 32.

Hạ tầng giao thông đã mở ra không gian, tạo động lực thúc đẩy phát triển đô thị, nâng tầm diện mạo cho Thủ đô xanh, văn minh, hiện đại.


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top