Aa

Đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ liên quan đến quy hoạch

Thứ Hai, 13/08/2018 - 14:30

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý của nhân dân, có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, trong đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường bộ.

Đề xuất sửa quy định về thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

ự thảo cũng sửa đổi nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

Dự thảo sửa đổi nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. (ảnh minh họa)

Quy định hiện hành về thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013 như sau: "Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm".

Dự thảo đề xuất sửa đổi như sau: “Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là 30 năm đến 50 năm, cấp tỉnh và cấp huyện là 20 năm đến 30 năm. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.”.

Đồng thời dự thảo cũng sửa đổi nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

Cụ thể, căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia gồm: Căn cứ lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước; nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và của cấp tỉnh.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm xác định và khoanh định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với các nhóm đất đến từng vùng và đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm:

Nhóm đất nông nghiệp, gồm: đất trồng lúa (trong đó đất chuyên trồng lúa nước), đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất (trong đó đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên);

Nhóm đất phi nông nghiệp, gồm: đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất khu chế xuất; đất khu công nghệ cao; đất khu kinh tế; đất đô thị; đất khu dân cư nông thôn; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất giao thông, đất công trình bưu chính, viễn thông; đất có di tích lịch sử - văn hóa; và đất bãi thải, xử lý chất thải nguy hại.

Nhóm đất chưa sử dụng, gồm: đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng và đất chưa sử dụng còn lại.

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước; nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước; khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Bổ sung nội dung "Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ"

Dự thảo Đề xuất sửa Luật Giao thông đường bộ liên quan đến vấn đề quy hoạch.

Dự thảo đề xuất sửa Luật Giao thông đường bộ liên quan đến vấn đề quy hoạch.

Cụ thể, dự thảo bổ sung nội dung "Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ" như sau: Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quy hoạch có tính chất chất kỹ thuật chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khác.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Xác định mục tiêu, quy mô phát triển; phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường cao tốc, đường quốc lộ theo quy hoạch mạng lưới đường bộ; danh mục dự án ưu tiên và thứ tự ưu tiên thực hiện; giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việc công bố, công khai quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về giao thông đường bộ.

Dự thảo cũng nêu rõ, quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia bao gồm hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc, làm cơ sở để định hướng phát triển mạng lưới giao thông và xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Việc lập quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và đảm bảo kết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, quy hoạch vùng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top