Aa

"Đến hẹn lại lên" - Khói rơm rạ mù trời ngoại thành Hà Nội

Thứ Năm, 11/06/2020 - 10:00

Dưới thời tiết nắng nóng trong những ngày qua, sau vụ thu hoạch lúa bà con nông dân thu gom rơm rạ đốt tại đồng. Việc làm này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho môi trường, giao thông và cả sức khỏe con người.

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nông dân thường xử lý rơm rạ bằng cách đốt ngay tại ruộng. Việc làm này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp tạo nên hiện tượng mù khói, hạn chế tầm nhìn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Theo ghi nhận của PV, tại các huyện ngoại thành Hà Nội như Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn... bà con nông dân vừa thu hoạch lúa, phần lớn rơm rạ được đốt tại ruộng. Điều này cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí và ảnh hưởng đến một số nơi trong khu vực nội đô.
Chị Nguyễn Thị Bé (Yên Sơn - Thạch Thất - Hà Nội) cho biết do gia đình không có nhu cầu sử dụng rơm rạ nên sau khi thu hoạch xong đốt rơm ngay trên cánh đồng ven đường quốc lộ: "Dù biết đốt rơm rạ gây ảnh hưởng môi trường nhưng không đốt thì bà con biết làm sao?"
Trước đây. sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ được mang về làm chất đốt phục vụ đun nấu bếp củi hoặc mang về cho trâu bò ăn, bị bỏ vùi ngoài đồng làm phân bón...
Nhưng hiện nay, rơm rạ không còn nhiều giá trị nữa nên người nông dân đốt ngay tại đồng. Rơm rạ thành gio để bón đất cho ruộng phục vụ các vụ mùa sau.
Bác Nguyễn Thị Hải (Xã Yên Sơn - Thạch Thất - Hà Nội) sau khi đốt rơm rạ thành gio thì mang về để trồng rau sạch cho gia đình và để bán ra ngoài thị trường.


Đám khói bốc lên từ đụn rơm còn ảnh hưởng tới tầm nhìn của người tham gia giao thông, gây nguy hiểm khi di chuyển trên các tuyến đường lớn. Đốt rơm rạ theo mùa gây ra hiện tượng sương mù quang hóa. Đây là dạng ô nhiễm đặc biệt do sự tương tác giữa các bức xạ cực tím của mặt trời và khí thải ôtô, xe máy, khói bụi…
Nguy hiểm hơn khi khói khuếch tán lên cao, cản trở tầm nhìn hoạt động của việc cất cánh và hạ cánh của máy bay.
 Mùa gặt thu hoạch lúa đang diễn ra khắp miền Bắc. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, thành phố phát sinh khoảng 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, rất nhiều trong số đó bị người dân đốt bỏ trên cánh đồng.
Sự cộng hưởng của nhiều đám khói tạo nên làn khói mờ ảo dày đặc bao quanh cánh đồng.
Khói rơm rạ kết hợp với gió thì sẽ bị đẩy đi rất xa.
Ngoài ra đụn rơm to khi cháy còn gây nguy hiểm cho các cột điện cao thế.


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top