Aa

Địa ốc TP.HCM sụt giảm nhưng khó có "bong bóng"

Thứ Tư, 03/10/2018 - 14:00

Địa ốc TP.HCM sụt giảm nhưng khó có "bong bóng"; Cho vay nhà ở xã hội: Nóng vội dễ xảy ra sai sót, sai đối tượng; Xu hướng xây dựng các tuyến xe điện ngầm và vấn đề kinh phí của mỗi thành phố; Công trình xanh thậm chí còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Địa ốc TP.HCM sụt giảm nhưng khó có "bong bóng"

Công ty CBRE Việt Nam vừa công bố báo cáo khảo sát thị trường nhà ở tại TP.HCM trong quý 3/2018 với kết quả tiếp tục làm các nhà đầu tư kém vui.

Nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm chính là cả khách mua lẫn các chủ đầu tư đều có tâm lý tránh giao dịch trong tháng Ngâu, tức tháng 7 Âm lịch. Và nếu sánh chu kỳ 12 tháng qua cho thấy, tháng Ngâu năm 2018 thị trường căn hộ đang giảm tốc mạnh dần so với tháng ngâu năm 2017.

Trước thực tế trên, một số ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản TP.HCM đang có dấu hiệu "bong bóng", thị trường rất có thể sẽ rơi vào suy thoái trong một thời gian dài và lặp lại chu kỳ khủng hoảng 10 năm.

Tuy nhiên, trong một báo cáo phát hành ngày 2/10, Savill Việt Nam cho biết, hiện nhiều người vẫn khá quan ngại về nguy cơ "bong bóng bất động sản" và lộ diện nhiều dấu hiệu giảm sút tại thị trường TP.HCM.

TS Sử Ngọc Khương – Giám đốc đầu tư của Savills cho hay, qua số liệu có được có thể thấy quy mô thị trường vẫn đang khá ổn định và tiếp tục phát triển theo tiến trình tăng trưởng của Việt Nam.

"Trong các quý vừa qua, số lượng căn hộ hạng C chiếm phần lớn lượng bán ra. Phân khúc hạng C hoạt động mạnh cũng đi liền với vốn sở hữu tiền mặt cao và không dẫn đến tình trạng "vỡ trận". Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để phát triển và hy vọng", ông Khương nhìn nhận.

Xem chi tiết tại đây

Đại diện Savills cho hay, qua số liệu có được có thể thấy quy mô thị trường Tp.HCM vẫn đang khá ổn định và tiếp tục phát triển theo tiến trình tăng trưởng của Việt Nam

Đại diện Savills cho hay, qua số liệu có được có thể thấy quy mô thị trường Tp.HCM vẫn đang khá ổn định và tiếp tục phát triển theo tiến trình tăng trưởng của Việt Nam

Xu hướng xây dựng các tuyến xe điện ngầm và vấn đề kinh phí của mỗi thành phố

Đô thị hóa nhanh chóng là một trong những thách thức lớn nhất mà Chính phủ các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế Giới, năm 2017, hơn một nửa dân số thế giới sống tại các thành phố lớn và các đô thị. Trong hai thập kỷ vừa qua, sự gia tăng dân số nhanh chóng này chủ yếu diễn ra tại các thành phố ở châu Á và châu Âu. Hàng triệu người đổ xô vào và sinh sống tại các thành phố đã tạo ra thách thức lớn mới cho các nhà quy hoạch đô thị.

Ngoài nhà ở, nước sạch và điện, hầu hết các thành phố đang đau đầu để giải quyết vấn đề giao thông đô thị cho phù hợp và thân thiện với môi trường. Việc xây dựng hệ thống giao thông với nhiều tuyến đường hơn, cho phép nhiều phương tiện lưu thông không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, các phương tiện giao thông công cộng là một giải pháp tối ưu cho các thành phố, nhất là ở các nước đang phát triển, các nước phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường.

Vấn đề phức tạp hiện các thành phố cần giải quyết là bài toán chi phí xây dựng. Việc xây dựng một hệ thống giao thông đường sắt luân chuyển với khối lượng lớn vô cùng tốn kém và mất nhiều thời gian. Đặc biệt là ở một số nước kém phát triển, một khi hệ thống đường sắt được xây dựng và đi vào hoạt động, người dân có thể không có đủ khả năng chi trả cho toàn bộ chi phí đi lại. Điều này sẽ đảm bảo lợi ích kinh tế cho việc đầu tư. Vì sao vậy?

Có một cách để giải quyết vấn đề này, theo ông KeFang, Giám đốc Đầu tư AIIB (Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng thế giới) cho biết: “Không chỉ xem xét vào khả năng tài chính của dự án đó mà còn phải dựa vào mức tăng trưởng kinh tế mà dự án đó đem lại”.

Xem chi tiết tại đây

Không gian xanh - Mảnh ghép còn thiếu giữa đô thị: Lời giải cho “bài toán” nhiều mệnh đề

Không thể phủ nhận việc xã hội hóa nguồn vốn để tạo ra nhiều hơn nữa không gian xanh công cộng là cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại, hình thức này chưa được nhân rộng và việc xã hội hóa cũng chưa thực sự có hiệu quả mà ngược lại còn tồn tại nhiều bất cập. Theo các chuyên gia, mấu chốt của vấn đề nằm ở trách nhiệm quản lý của Nhà nước.

Theo TS. Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: "Có một thực tế là hiện nay nhiều dự án bất động sản tọa lạc gần các công viên, hồ điều hòa do nhà nước xây dựng đang được hưởng lợi rất nhiều, trong khi đó chủ đầu tư dự án lại chưa có đóng góp gì to lớn cho việc thụ hưởng đó. Lẽ ra chủ đầu tư được hưởng lợi từ việc tăng giá bất động sản thì phải bỏ kinh phí ra để xây dựng hoặc bảo trì các không gian xanh. Đằng này cứ quảng cáo dự án cạnh công viên, hồ điều hòa xanh mát rồi bán căn hộ với giá cao nhưng thực tế công viên ấy lại của nhà nước xây. Rất bất hợp lý”.

Để loại bỏ được những bất cập này, theo các chuyên gia, cần thiết phải xây dựng những cơ chế khuyến khích kèm theo những điều kiện ràng buộc để thúc đẩy doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đóng góp xây dựng hạ tầng xanh công cộng.

Xem chi tiết tại đây

Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội

Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội

Cho vay nhà ở xã hội: Nóng vội dễ xảy ra sai sót, sai đối tượng

Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển quản lý nhà ở xã hội đã được Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai được hơn 5 tháng và đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là cán bộ công nhân viên, lực lượng sỹ quan trên cả nước.

Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội để hiểu hơn về tiến độ giải ngân và những vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình này.

Theo ông Lý, "Chúng tôi rất muốn đẩy vốn nhanh nhưng phải cân nhắc trên nhiều mặt. Cho vay nhanh dễ xảy ra sai sót, dễ sai đối tượng.

Là một chương trình cho vay ưu đãi mang tính chất an sinh xã hội, cho vay nhà ở xã hội là chính sách dài hơi của Nhà nước, nên bên cạnh việc cho vay các hồ sơ đủ điều kiện, chúng tôi tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nhất là ở các khu công nghiệp nơi có nhiều công nhân để tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.

Chúng tôi cũng chỉ đạo các chi nhánh phải quan hệ chặt chẽ với các Liên đoàn Lao động tỉnh để nắm bắt nhu cầu của người lao động, từ đó chuẩn bị nhân vật lực đáp ứng kịp thời."

Xem chi tiết tại đây

Công trình xanh thậm chí còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí

Sau những dự án đưa vào hoạt động, Capital House đang ngày càng tự tin trên con đường phát triển xanh. Ông Trịnh Tùng Bách - Giám đốc Ban Nghiên cứu và Phát triển của Capital House đã chia sẻ những kinh nghiệm rất thực tế về làm công trình xanh và những kế hoạch phát triển xanh mang tính đột phá sắp tới của Tập đoàn này.

"Chúng tôi xin khẳng định một lần nữa, làm công trình xanh không hề đắt tiền. Tôi lấy ví dụ dự án EcoHome Phúc Lợi là một điển hình thực tế. Trong bài trình bày của mình, chúng tôi cũng đã nói rõ những hạng mục nào làm tăng thêm chi phí, hạng mục nào không tăng và cả những hạng mục giảm chi phí", ông Bách khẳng định.

"Thực tế làm công trình xanh với các biện pháp thông minh thậm chí có hạng mục còn thấp hơn so với công trình truyền thống. Chi phí được giảm thường chia làm hai hạng mục. Một là chi phí giảm cho tổng mức đầu tư công trình. Hai là chi phí vận hành.

Một vài ví dụ với các công trình xanh của Capital House, chúng tôi đã sử dụng tấm sàn rỗng. Đây là biện pháp kết cấu mới giúp tiết kiệm bê tông, cốt thép so với sàn truyền thống. Các hộp rỗng trong sàn đều làm bằng nhựa tái chế, cách âm, cách nhiệt tốt. Sàn rỗng không đắt hơn giá thành sàn truyền thống lại tiết kiệm vật liệu hơn, thời gian thi công nhanh hơn", ông Bách nói thêm.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top