Aa

“Điểm sáng” nào cho thị trường condotel Việt Nam 2017?

Thứ Ba, 07/02/2017 - 22:01

Thị trường condotel Việt Nam 2017 có nhiều tiềm năng để phát triển căn cứ vào kỷ lục đón khách du lịch năm 2016. Ngoài ra, theo dự báo tại báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”, đến năm 2035 Việt Nam sẽ có trên một nửa dân số thuộc nhóm trung lưu (hiện nay mới là 10%). Nhu cầu của lớp người này sẽ tạo hiệu ứng rất lớn lên xu thế phát triển xã hội, đầu tư phát triển bất động sản cao cấp, trong đó có BĐS du lịch.

Theo TS. Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục Trưởng – Tổng Cục Du lịch Việt Nam, ngành du lịch nước ta đã đạt hai mốc kỷ lục từ trước đến nay trong năm 2016. Đó là tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất trong một năm (10 triệu lượt) và mức tăng tuyệt đối trong một năm nhiều nhất so với cùng kỳ (trên 2 triệu lượt khách, tăng 30% so với năm 2015). Trong năm 2016, toàn ngành cũng phục vụ khoảng 62 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp của hoạt động du lịch đối với GDP ước đạt 400.000 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực lưu trú du lịch (bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch…), năm 2016 chứng kiến 75 cơ sở lưu trú du lịch trong phân khúc từ 3 - 5 sao xuất hiện trên thị trường.

TS. Hà Văn Siêu đánh giá, nhìn vào tốc độ tăng trưởng về khách du lịch và số lượng cơ sở lưu trú cao cấp trong năm 2016, có thể thấy rằng quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đã đi vào cuộc sống. Sức hấp dẫn của điểm đến Việt Nam trên thị trường quốc tế đang phát triển theo hướng tích cực.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng cao về số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch hạng trung cao cấp còn chỉ ra rằng, sản phẩm du lịch của Việt Nam đang hướng tới phục vụ khách du lịch có khả năng chi trả cao.

Đạt được những thành tựu như trên, du lịch Việt Nam đã tận dụng được nhiều cơ hội để phát triển song hành cùng với chính sách hội nhập mạnh mẽ của quốc gia trên trường quốc tế, chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, sự thay đổi tích cực về nhận thức của xã hội đối với kinh doanh du lịch và sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam.

Cũng theo TS. Hà Văn Siêu, trong những năm qua, ngành du lịch luôn được Chính phủ định hướng để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự phát triển của kinh tế - xã hội, mang lại cơ hội việc làm và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. 

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định mục tiêu, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm; năm 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa, đạt tổng thu từ khách du lịch khoảng 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; và năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

TS. Hà Văn Siêu đánh giá, nhìn vào tốc độ tăng trưởng về khách du lịch và số lượng cơ sở lưu trú cao cấp trong năm 2016, chúng ta có thể thấy rằng quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đã đi vào cuộc sống.

TS. Hà Văn Siêu đánh giá, nhìn vào tốc độ tăng trưởng về khách du lịch và số lượng cơ sở lưu trú cao cấp trong năm 2016, chúng ta có thể thấy rằng quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đã đi vào cuộc sống.

Nhận định về xu hướng phát triển chung trong thời gian tới, TS. Hà Văn Siêu cho rằng BĐS condotel Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển. 

Theo phân tích của TS. Hà Văn Siêu, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam xác định, nhà nước “đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch”. Luật Nhà ở cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu BĐS là những văn bản quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để BĐS du lịch cao cấp trong đó có BĐS condotel phát triển.

Trên thực tế, công suất trung bình của các khách sạn hạng cao cấp hiện dao động trong khoảng từ 60 - 65%. Đây là con số khá tốt để đầu tư vào phân khúc này trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu những khách sạn căn hộ quy mô lớn hoặc tổ hợp lưu trú, giải trí đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Dự kiến mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế ổn định trong thời gian tới cũng là điều kiện thuận lợi để đầu tư BĐS du lịch.Thực tế cho thấy, ngành du lịch đã bước đầu thành công trong việc thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư của xã hội, đặc biệt là các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở lưu trú có quy mô lớn, đẳng cấp và hiện đại.

Các condotel như Condotel Ariyana Furama, Condotel Phú Quốc, Condotel Vinpearl Nha Trang, Condotel Vinpearl Phú Quốc, Condotel Vinpearl Đà Nẵng, Condotel Grand World Phú Quốc, Olalani Đà Nẵng,.. đã và đang góp phần nâng sức hấp dẫn, sức lan tỏa và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

 Nếu như năm 2010, Việt Nam đón khoảng 5,1 triệu lượt khách thì tới năm 2016, ngành du lịch đã đón gấp đôi số lượng khách quốc tế của 6 năm trước đó, tăng 25,9% so với năm 2015.

Nếu như năm 2010, Việt Nam đón khoảng 5,1 triệu lượt khách thì tới năm 2016, ngành du lịch đã đón gấp đôi số lượng khách quốc tế của 6 năm trước đó, tăng 25,9% so với năm 2015.

Bên cạnh đó, theo dự báo tại báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”, đến năm 2035 Việt Nam sẽ có trên một nửa dân số thuộc nhóm trung lưu (hiện nay mới là 10%). Nhu cầu của lớp người này sẽ tạo hiệu ứng rất lớn lên xu thế phát triển xã hội, đầu tư phát triển BĐS cao cấp, trong đó có BĐS du lịch (nền kinh tế với quy mô 200 tỷ USD hiện nay sẽ đạt khoảng gần một nghìn tỷ USD vào năm 2035 và trên nửa số dân dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm 2035).

Đặc biệt, lợi nhuận đầu tư vào căn hộ khách sạn đang khá cao (dao động từ 8  -12%). Trong bối cảnh mức lãi suất ngân hàng chỉ duy trì ở mức 6 - 7%/năm, thị trường vàng và chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, mức cam kết lợi nhuận khi đầu tư condotel được xem là mức lợi nhuận cao và tối ưu trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại.

Thị trường BĐS du lịch trong đó có BĐS condotel có nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới. Song TS. Hà Văn Siêu cho rằng, việc đầu tư căn hộ khách sạn cũng tiềm ẩn một số rủi ro lớn. Chủ căn hộ thường nhận được sự hứa hẹn quá mức của chủ đầu tư. Thông thường sau khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư bán căn hộ và chuyển giao việc vận hành, khai thác cho công ty quản lý, và như vậy lợi nhuận đem lại cho chủ đầu tư thường không cao như kỳ vọng.

Thứ hai, chủ căn hộ phải chia sẻ chi phí vận hành các khu vực chung với công ty quản lý. Uy tín của công ty quản lý trên thị trường du lịch cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận. Thứ ba, nhà đầu tư căn hộ khách sạn riêng lẻ rất khó dự đoán các rủi ro xảy ra trong thị trường du lịch như sự biến động về lượng khách, sự thay đổi nhu cầu của khách hoặc sự bùng nổ quá nhiều dự án ảnh hưởng đến lợi nhuận, giảm công suất cho thuê và tăng phí bảo trì.

Mặt khác, du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội và thách thức cần phải tiếp cận, định hướng và quản lý nhằm bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng về cung và cầu trên thị trường. Một trong những thách thức đã được nhận diện đó là sự phát triển nóng của BĐS du lịch với hàng loạt dự án khách sạn căn hộ tại các điểm du lịch nổi tiếng dọc bãi biển.

Cuối cùng, TS. Hà Văn Siêu đề xuất, do condotel là loại hình cơ sở lưu trú du lịch mới mà ở đó hoạt động mua bán, hạch toán chi phí và chia lợi nhuận khá phức tạp nên Nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước, tránh thất thoát nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân của các nhà đầu tư thứ cấp. Bên cạnh đó, phương thức quản lý cư dân là chủ sở hữu thứ cấp hoặc khách du lịch khi lưu trú trong căn hộ cũng cần được hoàn thiện theo đúng quy định của pháp luật.

“Khi triển khai dự án, chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ về quy mô, chất lượng, thương hiệu nhằm đảm bảo tính bền vững và phù hợp với sức sống của điểm đến”, TS. Hà Văn Siêu cảnh báo.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top