Aa

Điều bất ngờ sau 19 năm đổ 12.000 tấn vỏ cam xuống khu bảo tồn thiên nhiên

Thứ Năm, 31/08/2017 - 07:21

1.000 chiếc xe tải đã có mặt ở khu bảo tồn thiên nhiên, đổ xuống hơn 12.000 tấn vỏ cam được nghiền nhuyễn xuống vùng đất này.

 Năm 1997, 2 nhà sinh thái học Daniel Janzen và Winnie Hallwachs đã làm việc với công ty sản xuất nước ép cam ở Costa Rica và thực hiện một dự án táo bạo.

Cả hai đã làm việc với địa phương và khu bảo tồn thiên nhiên ở phía tây bắc của nước này Área de Conservación Guanacaste, là nơi sẽ thực hiện dự án đó.

Địa phương đã đồng ý cho công ty đổ tất cả vỏ cam được nghiền nhuyễn xuống khu bảo tồn này mà không phải trả bất kì chi phí nào. Được biết, đây là khu vực đất đai bị bạc màu, phần lớn khu vực gần đó còn bị phá rừng nữa.

Vậy là 1 năm sau, 1.000 chiếc xe tải đã có mặt ở khu bảo tồn thiên nhiên, đổ xuống hơn 12.000 tấn vỏ cam được nghiền nhuyễn đổ xuống vùng đất này.

Suốt hơn 1 thập kỷ, không ai đến xem xét, động vào mảnh đất này mà các nhà nghiên cứu chỉ đánh dấu vài khu vực để trong tương lai có thể để định vị và kiểm tra kết quả.

12.000 tấn vỏ cam được nghiền nhuyễn đổ xuống vùng đất này. (Ảnh: upworthy)

12.000 tấn vỏ cam được nghiền nhuyễn đổ xuống vùng đất này. (Ảnh: upworthy)

(Ảnh: upworthy)

(Ảnh: upworthy)

16 năm sau, Janzen đã phái chàng sinh viên mới ra trường Timothy Treuer để kiểm tra. Khi đến đây, Treuer không thể xác định được vị trí. Sau khi đi loanh quanh 30 phút mà không tìm thấy, anh đành phải nói Janzen hướng dẫn chi tiết hơn để có thể tìm ra được chính xác vị trí mảnh đất đó.

Một tuần sau, Treuer quay trở lại và tìm được đúng nơi cần đến. So sánh với vùng đồng cỏ hoang vắng, cằn cỗi gần đó, Treuer cho biết đó là một sự khác biệt hoàn toàn, hệt như “đêm và ngày”.

“Thật khó để tin rằng sự khác biệt giữa 2 khu vực này là vỏ cam. Chúng trông như hệ sinh thái hoàn toàn khác nhau”, Treuer giải thích. Treuer cho biết, khu vực này có thảm thực vật dày đặc cho nên anh chẳng thể nào nhìn thấy tấm bảng mà Janzen đã làm dấu trước đó.

Và trong 3 năm tiếp theo, Treuer cùng các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Princeton đã tập trung nghiên cứu vùng đất này. Kết quả cuộc cuộc nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Restoration Ecology, nhấn mạnh rằng vỏ cam đã góp phần làm thay đổi khu vực.

Họ đã đo lường các đặc điểm của vùng đất đã được đổ vỏ cam vào 2 thập kỷ trước với vùng đất gần kề và thấy rằng, vùng được đổ vỏ cam có hàng chục loại thực vật khác nhau, phát triển mạnh mẽ, vùng còn lại chỉ có duy nhất 1 loài thực vật mà thôi.

Ngoài sự đa dạng sinh học, đất đai phong phú hơn, tán rừng phát triển tốt hơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 1 con chồn tayra và 1 cây vả khổng lồ có đường kính khoảng 1m.

“20 người leo lên cây cùng lúc cũng không sao cả”, Jon Choi - đồng tác giả của cuộc nghiên cứu, người cũng thực hiện việc phân tích mẫu đất - phát biểu.

Bên trái là khu vực được đổ vỏ cam, bên phải không đổ vỏ cam. (Ảnh: upworthy)

Bên trái là khu vực được đổ vỏ cam, bên phải không đổ vỏ cam. (Ảnh: upworthy)

Erik Schilling khám phá vùng đất đã thay đổi sau nhiều năm được đổ vỏ cam xuống. (Ảnh: Tim Treuer)

Erik Schilling khám phá vùng đất đã thay đổi sau nhiều năm được đổ vỏ cam xuống. (Ảnh: Tim Treuer)

Bằng chứng gần đây cho thấy rừng nhiệt đới tái sinh (loại rừng phát triển trở lại sau khi bị phá hủy) rất cần thiết cho sự biến đổi khí hậu.

Trong cuộc nghiên cứu được xuất bản trên Nature vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những cánh rừng như vậy hấp thụ và trữ lượng carbon trong khí quyển cao gấp 11 lần so với rừng già.

Treuer tin rằng cách quản lý những phế phẩm như vỏ cam là chìa khóa để những cánh rừng như thế phát triển. Ở nhiều nơi trên thế giới, tỉ lệ nạn phá rừng tăng đáng kể, phá hỏng chất dinh dưỡng cần thiết cho đất và khả năng tự khôi phục hệ sinh thái.

Trong khi đó, phần lớn thế giới đang bị ngập trong rác thải. Ở Mỹ, có tới một nửa số sản phẩm ở Mỹ bị bỏ đi. Hầu hết đều kết thúc ở bãi rác.

“Chúng tôi không mong các công ty thải rác đầy ở những nơi như thế. Nếu được thải đi một cách khoa học, tôi nghĩ tiềm năng sẽ rất cao”, Treuer phát biểu.

Bước tiếp theo, Treuer sẽ xem xét các hệ sinh thái khác như rừng khô, rừng mây (rừng sương mù), đồng cỏ nhiệt đới để xem có phản ứng tương tự hay không.

2 năm sau cuộc khảo sát ban đầu của mình, Treuer quay lại một lần nữa để xác định vùng đất đã được đánh dấu. Từ sau chuyến thăm dò đầu tiên vào năm 2013, Treuer đã quay lại hơn 15 lần, Choi đến hơn 50 lần.

Cả hai đều chẳng tìm thấy dấu hiệu ban đầu. Cho đến năm 2015, khi Treuer cùng với sự giúp đỡ của David Wilcove - tác giả chính của cuộc nghiên cứu - và Giáo sư Rob Pringle, cuối cùng đã có thể tìm được bảng đánh dấu dưới một bụi cây nho rừng.

Phạm vi chuyển đổi của khu vực đã trở nên rõ ràng.

Một công ty nước ép đổ 12.000 tấn vỏ cam xuống khu bảo tồn thiên nhiên, 19 năm sau, đây là “hậu quả” - Ảnh 5. Bảng đánh dấu đã bị che khuất. (Ảnh: upworthy)

 Bảng đánh dấu đã bị che khuất. (Ảnh: upworthy)

Nhờ vào 2 nhà khoa học, nguồn cảm hứng và vỏ cam, 19 năm chờ đợi cuối cùng đã có hy vọng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top