Aa

Định hướng phát triển Nghệ An có 6 trung tâm đô thị

Viết Huy
Viết Huy hoanghuy1089@gmail.com
Thứ Bảy, 21/05/2022 - 06:11

Dự thảo Quy hoạch Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển trọng tâm gồm 2 khu vực động lực; 4 hành lang kinh tế, 5 lĩnh vực trụ cột phát triển, 6 trung tâm đô thị.

Sáng ngày 19/5 tại cuộc làm việc của Tỉnh ủy Nghệ An nhằm cho ý kiến vào Dự thảo Quy hoạch địa phương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Dự thảo, định hướng phát triển trọng tâm của Nghệ An thời gian tới gồm 2 khu vực động lực tăng trưởng; 4 hành lang kinh tế, 5 lĩnh vực trụ cột phát triển, 6 trung tâm đô thị.

Trong đó, 2 khu vực động lực tăng trưởng là TP. Vinh mở rộng, Khu kinh tế Nghệ An mở rộng; 4 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế ven biển phía Đông (gắn với trục đường Quốc lộ 1A, cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển, đường sắt quốc gia và đường biển); hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; hành lang kinh tế Quốc lộ 7, hành lang kinh tế Quốc lộ 48A.

Cũng theo Dự thảo, tỉnh Nghệ An sẽ được quy hoạch có thêm 2 thành phố trong tổng số 6 trung tâm đô thị: TP. Vinh mở rộng; thành phố Hoàng Mai (phát triển gắn với huyện Quỳnh Lưu); thành phố Thái Hòa (phát triển gắn với huyện Nghĩa Đàn); thị xã Diễn Châu; thị xã Đô Lương; đô thị sinh thái Con Cuông.

Định hướng phát triển Nghệ An có 6 trung tâm đô thị
Định hướng phát triển Nghệ An có 6 trung tâm đô thị

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung thông tin, đến thời điểm hiện tại, Dự thảo Quy hoạch địa phương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh, Hội đồng Quy hoạch tỉnh, các ngành, địa phương; 5 tỉnh; 18/19 bộ, ngành Trung ương cho ý kiến.

Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cho biết: "Quan điểm trong lập quy hoạch tỉnh là không cầu toàn, nhưng không chủ quan, không đơn giản hóa. Quan điểm trong lập quy hoạch tỉnh là không cầu toàn, nhưng không chủ quan, không đơn giản hóa. Điều quan trọng là sự nhìn nhận đầy đủ, trung thực về không gian, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cần lựa chọn ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng trên 3 lĩnh vực: Kết nối hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông trọng yếu như cảng nước sâu, cảng hàng không; hạ tầng số với hình thức thuê dịch vụ; hạ tầng năng lượng; ưu tiên phát triển đô thị động lực TP. Vinh. Trong quy hoạch phải đảm bảo gắn kết giữa quy hoạch của tỉnh, quy hoạch của vùng, quy hoạch quốc gia, đặc biệt là quy hoạch của 2 tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa".

Trước đó, ngày 18/5, tại Ban Kinh tế Trung ương đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020”.

Tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ: Tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt đối với tỉnh Nghệ An, nhất là trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng thực hiện mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Qua đó, thống nhất và đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm đưa Nghệ An phát triển lên tầm cao mới.

Xác định rõ vị trí, vai trò của tỉnh Nghệ An trong mối quan hệ với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ, với cả nước để đề xuất định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tới mục tiêu phát triển địa phương này phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước. Là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục-đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ. Tầm nhìn đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển toàn diện, thu nhập cao, văn minh, hiện đại của cả nước.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top