Aa

Doanh nghiệp cổ phần hóa chủ yếu tập trung vào năm 2018 - 2019

Thứ Sáu, 10/08/2018 - 06:00

Năm 2018 – 2019 có thể xem là 2 năm Chính phủ thực hiện quyết liệt nhất trong chương trình cổ phần hóa và thoái vốn. Trong 127 doanh nghiệp trong danh sách cổ phần hóa từ năm 2017 – 2020 , năm nay có 64 doanh nghiệp, năm sau 24 doanh nghiệp. Như vậy, hầu hết doanh nghiệp trong danh mục cổ phần hóa tập trung ở năm 2018 – 2019.

fd

SJC là doanh nghiệp nằm trong danh sách cổ phần hóa trong thời gian tới (Ảnh minh họa)

Tại Diễn đàn M&A 2018 diễn ra chiều 8/8, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết Chính phủ có chủ trương trình Quốc hội cho sửa Luật Chứng khoán, mục tiêu thông qua trong năm 2019. Dự kiến trong tháng 9, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ được lấy ý kiến rộng rãi.

Trong nội dung của dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, ông Dũng cho biết sẽ có phần tỷ lệ tham gia nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó, Nghị định 60 cho phép nhà đầu tư nước ngoài không hạn chế nắm giữ cổ phần doanh nghiệp trong nước, trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như ngân hàng (hạn chế 30%) hoặc bị hạn chế bởi các hiệp định thương mại quốc tế.

Cùng với đó, các quy định của luật còn trao quyền cho các doanh nghiệp được quyền quyết định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong giới hạn cho phép. Điều này để thấy rằng không có việc lập rào cản cho các doanh nghiệp FDI trong quá trình đầu tư.

Liên quan tới M&A, ông Dũng đánh giá từ khi có M&A thị trường chứng khoán hoạt động sôi động hơn rất nhiều. Các thương vụ M&A đều có sự liên quan tới các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong thời gian tới, ông Dũng tin rằng với quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ thì thị trường chứng khoán sẽ có sự phát triển bền vững, ổn định từ nay tới cuối năm.

Theo ông Dũng, hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết có hiệu quả rõ rệt. Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết quý II cao hơn cùng kỳ và cao hơn quý I/2018. Nhiều doanh nghiệp niêm yết nằm trong danh sách thoái vốn nhà nước giai đoạn tới, điều đó là yếu tố thúc đẩy M&A.

Năm 2018 – 2019 có thể xem là 2 năm Chính phủ thực hiện quyết liệt nhất trong chương trình cổ phần hóa và thoái vốn. Trong 127 doanh nghiệp trong danh sách cổ phần hóa từ năm 2017 – 2020 , năm nay có 64 doanh nghiệp, năm sau 24 doanh nghiệp. Như vậy, hầu hết doanh nghiệp trong danh mục cổ phần hóa tập trung ở năm 2018 – 2019.

Kế hoạch cổ phần hóa có thể thay đổi một chút, nhưng quyết tâm rất lớn. Còn về cách bán, Chính phủ đã thông tin rõ ràng số lượng bán, địa chỉ bán, tỷ lệ bán. Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính nghiên cứu phương thức bán đấu giá, ngoài bán thông qua sàn giao dịch còn tham khảo thêm phương thức book building (phương pháp dựng sổ). Phương thức book building kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top