Aa

Doanh nghiệp vốn hóa lớn tiếp tục mang lại nhiều lợi nhuận nhất

Thứ Hai, 12/08/2019 - 06:30

Trong 45 Doanh nghiệp Niêm yết có quan hệ Nhà đầu tư (IR) đạt chuẩn trên thị trường, nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn (Large Cap) tiếp tục thể hiện vị thế với lợi nhuận cao.

Theo kết quả cuộc khảo sát toàn diện về công bố thông tin (CBTT) trước bình chọn của chương trình IR Award 2019, số lượng doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ CBTT năm 2019 trên cả hai sàn chứng khoán (HOSE và HNX) là 259 doanh nghiệp trong tổng số 713 DNNY thuộc danh sách khảo sát, tương ứng với tỷ lệ 36,33%.

Tổng số DNNY được khảo sát năm 2019 tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2018. Tuy nhiên, số lượng DNNY đạt chuẩn CBTT lại giảm 7 doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ giảm 2,45%.

259 doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin 2019 đều rất xứng đáng được vinh danh.

 Song, sau một lần khảo sát nữa dựa trên các tiêu chí như thanh khoản tốt, tuân thủ các quy định về giao dịch cổ phiếu quỹ, thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, chính sách cổ tức, có 45 doanh nghiệp xuất sắc nhất trong 259 DNNY đạt chuẩn công bố thông tin để đưa vào danh sách bình chọn năm 2019. 

Doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin 2012-2019 - nguồn: Vietstock

Các doanh nghiệp trong danh sách bình chọn tiếp tục được phân thành 3 nhóm theo giá trị vốn hóa bao gồm: Large Cap, Mid Cap và Small & Micro Cap.

Đi cùng với chất lượng công bố thông tin, kết quả kinh doanh của top 45 DNNY bước vào vòng bình chọn cũng ghi nhận đồng thuận tốt với kỳ vọng của giới đầu tư. 

Cụ thể, tổng doanh thu năm 2018 của top 45 DNNY đạt 487,412 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 51,140 tỷ đồng, tăng trưởng 10,9% so với năm 2017.

Nhóm Large Cap vẫn đang thể hiện vị thế vững chắc khi là nhóm mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong top bình chọn cũng như toàn thị trường chứng khoán. Tổng lợi nhuận sau thuế của nhóm Large Cap lên đến 39,639 tỷ đồng, chiếm 77,5% tổng lợi nhuận sau thuế của top 45 DNNY xuất sắc.

Theo đánh giá, dù là nhóm mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận nhưng điểm đáng lưu ý là nhóm Large Cap lại không phải là nhóm đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhất. “Quán quân” tăng trưởng doanh thu và lợi nhận của năm 2018 thuộc về nhóm Small & Micro Cap. 

Tổng doanh thu của top 15 DNNY nhóm Small & Micro Cap đạt 21,397 tỷ đồng, tăng trưởng đến 28,3% so với năm 2017. Lợi nhuận của nhóm này trong năm 2018 cũng tăng 21,2%.

Nhóm Mid Cap có kết quả tăng trưởng khiêm tốn nhất. Tổng doanh thu của nhóm này tăng trưởng 8,4%. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt mức 6,9%.

Nhìn chung, các chỉ số ROEA và ROAA của top 45 DNNY trong năm 2018 có sự phân hóa khá mạnh. Nhóm Large Cap có khá nhiều đại diện từ ngành bất động sản như VIC, KDH, NVL… Những cổ phiếu ngân hàng cũng có mặt như STB, TPB, CTG…

Các cổ phiếu thuộc ngành sản xuất nhựa - hóa chất như AAA, DPM… là những gương mặt quen thuộc trong nhóm Mid Cap nhiều năm qua. Các mã FLC, PDR… chính là những đại diện tiêu biểu của ngành bất động sản trong nhóm này.

Masan Group (HOSE: MSN) dẫn đầu Doanh nghiệp Large Cap thuộc nhóm 3 Nhà đầu tư yêu thích theo IR Award 2019.

NRC và DGW là các doanh nghiệp nổi bật hàng đầu trong nhóm Small & Micro Cap với hiệu quả hoạt động liên tục đi lên trong những năm qua.

Bình chọn của chương trình IR Award 2019 cho Top 3 Hạng mục được Nhà đầu yêu thích gồm: Nhóm Larger Cap với MSN của CTCP Tập đoàn Masan, STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Hai nhóm còn lại Mid Cap và Small & Micro Cap có DPM, FLC. NT2 và C32, CNG và NRC.

CTCP Thế giới Di động với MWG, NVL của Novaland và VIC của Vingroup dẫn đầu các cổ phiếu nhóm Large Cap được Định chế Tài chính Đánh giá cao nhất. Đại diện của 2 nhóm cổ phiếu còn lại được đánh giá cao là AAA, DXG, PDR và DGW, GDT và HDC.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top