So với thời điểm bùng phát đại dịch SARS, Ebola cách đây 10 - 15 năm, nền kinh tế hiện nay đã trở nên vững chắc hơn rất nhiều, phần đông nhà đầu tư đều có xu hướng “đãi cát tìm vàng” để những đồng tiền đầu tư của mình đạt được phần nào lợi nhuận kỳ vọng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Từ khi đại dịch Covid -19 bùng phát, hiện số ca nhiễm được ghi nhận vào khoảng 20 triệu ca trên toàn thế giới. Đây là tin xấu có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
Thế nhưng khác với làn sóng dịch đầu tiên, lần này tâm lý của nhà đầu tư trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã vững vàng hơn, thể hiện ở việc các chỉ số chứng khoán và giá cổ phiếu không bị giảm sút nghiêm trọng, dòng tiền đầu tư vẫn tiếp tục được bơm vào thị trường.
Tiêu biểu là những phiên tăng điểm liên tiếp của các chỉ số chứng khoán Mỹ như Dow Jones, S&P 500 hay Nasdaq.
Tại Việt Nam, những câu chuyện như Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, dòng vốn FDI tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam hay thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp đang tạo ra cho giới đầu tư chứng khoán niềm tin vào một sự phục hồi ở một mức độ nhất định, chưa phải là hoàn toàn, của doanh nghiệp và nền kinh tế vào nửa cuối năm 2020.
Tuy vậy, nhìn chung dịch Covid-19 đã và đang có ảnh hưởng tiêu cực đến một số nhóm ngành.
Nhóm cổ phiếu du lịch và hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng sụt giảm mạnh của khách du lịch, trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự gián đoạn tạm thời của chuỗi cung ứng.
Nhóm ngân hàng và các mã bluechip nhiều tuần qua đóng vai trò trụ đỡ giúp thị trường có những phiên tăng điểm, hoặc ít nhất là không bị rơi tới mức thê thảm.
Nhóm doanh nghiệp ngành thép, thủy sản, dệt may… được dự báo sẽ có sự phân hóa mạnh về lợi nhuận.
Nhóm ngành bất động sản được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2020, nhưng một số doanh nghiệp trong phân khúc bất động sản công nghiệp lại được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong năm nay.
Một số nhóm ngành ít bị tác động hơn, thậm chí kết quả kinh doanh đạt mức tăng trưởng khá tích cực như chứng khoán, vật liệu xây dựng, y tế, chăn nuôi...
Với những điểm đề cập ở trên, nhà đầu tư cần chú ý cơ cấu doanh mục đầu tư để đón đầu mùa báo cáo tài chính quý III.
Những diễn biến thị trường này hoàn toàn nằm trong dự tính của những chuyên gia tài chính cũng như các nhà đầu tư có kinh nghiệm.
Trên các diễn đàn chứng khoán nhà đầu tư sôi nổi bàn luận và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “đâu là đáy của thị trường?” Việc “dò đáy, bắt đáy” có lẽ là mối quan tâm lớn của phần đông nhà đầu tư trong những tuần vừa qua.
Áp lực nhất có lẽ là đối với những nhà đầu tư ngắn và trung hạn. Nếu chờ đợi cho đến khi kiểm soát được dịch, cơ hội bắt đáy sẽ qua đi.
Để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư chứng khoán, các chuyên gia chứng khoán đã đưa ra những lời khuyên tương đối cụ thể.
Thứ nhất, nhà đầu tư không nên liều lĩnh mạnh tay bắt đáy, bởi chưa có dấu hiệu rõ ràng của việc khi nào thị trường sẽ hồi phục hoàn toàn trở lại.
Tiếp theo là tái cơ cấu tỷ lệ các mã cổ phiếu trong danh mục, tập trung vào những nhóm ngành ít chịu ảnh hưởng bởi dịch nhất, đồng thời duy trì tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt hợp lý.
Ngoài ra, trong lúc chờ đợi sự vào cuộc quyết liệt của nhà nước để hỗ trợ nhà đầu tư trong giai đoạn này, nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa các hỗ trợ về chi phí, phân tích của các công ty chứng khoán để bảo đảm “sức khỏe” cho tài khoản của mình.
Công ty chứng khoán AIS hiện đang áp dụng chính sách lãi suất giao dịch ký quỹ margin 9%/năm và tiếp tục miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở dài hạn cho khách hàng.
Đây là địa chỉ mà nhà đầu tư có thể cân nhắc mở tài khoản và giao dịch để tiết kiệm chi phí trong thời điểm biến động khó lường này.