Aa

Bất động sản 24h: Dùng hệ số K để mở khóa “ẩn số” tiền sử dụng đất

Chủ Nhật, 28/05/2023 - 12:02

Gần 100 dự án bất động sản đang được gỡ khó ra sao?; Dùng hệ số K để mở khóa “ẩn số” tiền sử dụng đất... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Gần 100 dự án bất động sản đang được gỡ khó ra sao?

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cập nhật tiến độ tháo gỡ pháp lý cho 96 dự án, song nhiều trường hợp chưa được xử lý dứt điểm.

dự án bất động sản, bất động sản tp.hcm
Công ty Gamuda Land kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận cho các căn hộ Khu A2 thuộc dự án Khu liên hợp thể dục thể thao và khu dân cư Tân Thắng (Celadon City) tại quận Tân Phú. (Ảnh: Châu Long/VnExpress)

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết đã sàng lọc các đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) liên quan đến 96 dự án trên địa bàn thành 5 nhóm. Đó là nhóm hoàn thành, đang được giải quyết, tạm dừng, không phù hợp với pháp lý hiện hành và không thuộc thẩm quyền. Danh sách này đồng thời được báo cáo UBND TP.HCM, Sở Xây dựng thành phố và các phòng ban liên quan nắm tiến độ.

Nhóm thứ nhất có 10 kiến nghị được thông báo đã giải quyết xong (được ghi chú hoàn thành), liên quan đến các dự án nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Đó là trường hợp của Công ty Lê Thành, Công ty Địa ốc Xây dựng và Thương mại Sài Gòn 9, Keppel Land Group, Công ty Emico, Công ty Dệt Đông Nam, Công ty Phú Cường, Công ty Savico và Công ty Sinh thái Văn hóa Vĩnh Lộc.

Các kiến nghị thuộc nhóm này liên quan đến quyết định thu hồi đất, giao đất, nhận chuyển nhượng, miễn tiền sử dụng đất cho nhà ở xã hội đã vướng từ rất nhiều năm. Tuy được ghi nhận đã hoàn thành việc giải quyết kiến nghị cho doanh nghiệp nhưng trong số này vẫn còn các trường hợp hồ sơ chỉ mới dừng lại ở khâu đã trình và chờ UBND TP.HCM có quyết định cuối cùng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dùng hệ số K để mở khóa “ẩn số” tiền sử dụng đất

Áp dụng phương pháp điều chỉnh hệ số giá đất (hệ số K) để tính tiền sử dụng đất không chỉ mở ra triển vọng gỡ khó cho hàng trăm dự án đang chờ được phê duyệt tiền sử dụng đất ở TP.HCM, mà nhà đầu tư cũng hào hứng khi các chỉ số về chi phí đất đai được minh bạch.

Tại một cuộc hội thảo mới đây bàn về cách vực dậy thị trường bất động sản, thúc đẩy phục hồi kinh tế, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, Chính phủ, các bộ, ngành đang rất quyết tâm gỡ khó cho thị trường bất động sản. Thậm chí, Thủ tướng Chính phủ đã họp cả ngày với các bộ, ngành và doanh nghiệp để tìm giải pháp tháo gỡ.

“Chưa năm nào, Chính phủ có nhiều văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn như trong những tháng đầu năm 2023. Ngay bản thân tôi, được giao nhiệm vụ vào làm việc với TP.HCM, cũng đã làm việc từ sáng sớm đến chiều tối để gỡ vướng cho từng trường hợp”, ông Nguyễn Mạnh Khởi nói.

Ghi nhận thực tế cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục dự án tại TP.HCM được gỡ vướng pháp lý và cho phép huy động vốn. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 13 dự án của nhiều doanh nghiệp như Novaland, Hưng Thịnh, Gotec Land, CapitaLand, Gamuda Land, Son Kim Land… được gỡ vướng pháp lý hoặc hỗ trợ cho phép huy động vốn 50% số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quốc hội sẽ giám sát thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm, quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội và bảo đảm trật tự an toàn giao thông sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát của Quốc hội.

Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vào sáng 27/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đồng thời, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn cũng như qua nghiên cứu kiến nghị của cử tri, điểm báo, qua rà soát các nội dung đã thực hiện, cân đối các lĩnh vực và từ tình hình thực tiễn, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bùng nổ bất động sản du lịch sinh thái đa dụng

Tại nhiều khu vực sông, suối trên địa bàn TP. Đà Nẵng, cảnh sắc thiên nhiên còn khá hoang sơ, các dịch vụ du lịch với đa dạng loại hình nở rộ, phục vụ du khách đến trải nghiệm.

sông cu đê, bất động sản nông nghiệp, đà nẵng
Sông Cu Đê tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch sinh thái tại phía Tây TP. Đà Nẵng. (Ảnh: K.H - N.T - T.U)

Sông Cu Đê nằm ở phía Tây Bắc TP. Đà Nẵng, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, được hợp thành từ 2 nhánh sông chính là sông Bắc và sông Nam. Nếu ở phía cửa sông đổ ra biển (khu vực Nam Ô, Q. Liên Chiểu), hai bên bờ sông đã dần thấy rõ sự phát triển mang tính hiện đại với những khu dân cư hiện hữu, những dự án bất động sản quy mô,… thì càng đi ngược dòng về hướng thượng nguồn, đến khu vực xã Hòa Bắc (H. Hòa Vang), sông Cu Đê càng nổi bật với vẻ hoang sơ, cùng với đó là sự kỳ vĩ của núi rừng bao quanh, tạo nên một “bức tranh sơn thủy” trọn vẹn.

Với giá trị cảnh quan vượt trội như vậy, thời gian qua, nhiều du khách đã đến với Hòa Bắc, tìm về với dòng Cu Đê thơ mộng để tận hưởng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên kỳ thú ban tặng cho vùng đất này. Xu hướng du lịch trải nghiệm cũng kéo theo sự bùng nổ các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch tại đây.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư Mỹ, châu Âu đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Việt Nam là thị trường được đánh giá có tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ hay các ngành công nghiệp có giá trị cao.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn, bán lẻ là các ngành dẫn đầu về thu hút FDI của cả nước.

Tính đến ngày 20/4/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 8,88 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ. Về cơ cấu vốn, có 750 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 4,1 tỷ USD. Bên cạnh đó, 386 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 19,5% về số dự án nhưng giảm 68,6% về số vốn so với cùng kỳ.

Chia sẻ với Reatimesông Thomas Rooney, Quản lý cấp cao, Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Hà Nội cho rằng, thị trường vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực và Việt Nam luôn nằm trong danh sách những thị trường mới nổi thu hút đầu tư trong khu vực.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top