Aa

Ế căn hộ diện tích lớn

Thứ Tư, 22/11/2017 - 14:01

Vì sao nhiều người không thích Nhà ở xã hội?; Ế căn hộ diện tích lớn; TP.HCM gỡ khó cho dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân; Do đâu chủ đầu tư “né” bảo lãnh ngân hàng... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Đang kẹt với hàng tồn kho tại hai dự án, Long Giang Land sợ... lỡ hẹn với cổ đông?

CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang - Long Giang Land (mã LGL) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2017 với kết quả cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu LGL đạt hơn 40,2 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tăng cao kéo theo lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp này còn hơn 3 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu thuần đạt 143 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 11,6 tỷ đồng. Nếu so với mức lỗ 2 tỷ của 9 tháng đầu năm 2016, lợi nhuận của LGL đã khả quan hơn. Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch hứa với cổ đông, Long Giang Land còn cách rất xa mục tiêu lãi 100 tỷ đồng năm 2017.

Điểm đáng chú ý, Long Giang Land đang kẹt với hàng tồn kho tại hai dự án. Tính đến 30/9/2017 lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp này tăng lên 1.500 tỷ đồng – , cao hơn 555 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Được biết, đây chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh là khoản đầu tư vào Dự án xây dựng khu văn phòng, dịch vụ nhà ở tại 69 Vũ Trọng Phụng và Dự án xây dựng chung cư Thành Thái.

Xem chi tiết tại đây

TP.HCM gỡ khó cho dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân

TP.HCM đã đề ra kế hoạch, đến năm 2020, thành phố phải có thêm 200.000 chỗ ở cho công nhân với diện tích nhà ở bình quân là 19,8m2/người, nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người lao động. Tuy nhiên đến nay, việc triển khai phát triển các dự án nhà ở cho công nhân trên địa bàn rất chậm so với kế hoạch.

Trong khi đó, số liệu mà Ban quản lý Khu chế xuất – Khu Công nghiệp (KCX – KCN), TP.HCM đưa ra về số lượng công nhân mỗi năm đều tăng cao, hiện TP.HCM là nơi có số lượng người lao động nhập cư vào hàng đông nhất cả nước (khoảng 1,2 triệu người), trong đó 245.000 người hiện đang là công nhân tại các KCN - KCX có nhu cầu về nhà ở.

Trước tình trạng này, mới đây UBND TP.HCM có văn bản giao Sở Xây dựng theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân, kịp thời đề xuất UBND TP giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án.

Xem chi tiết tại đây

Ế căn hộ diện tích lớn

Giao dịch sơ cấp tại các dự án chung cư cao cấp đang ghi nhận diễn biến trái chiều: Trong khi các căn diện tích nhỏ bán tốt thì các căn diện tích lớn lại có tỷ lệ hấp thụ khá chậm.

Căn hộ diện tích lớn tại New City Thủ Thiêm không mấy được ưa chuộng

Căn hộ diện tích lớn tại New City Thủ Thiêm không mấy được ưa chuộng

Theo chia sẻ từ các sàn môi giới, hầu hết các căn hộ diện tích lớn tại các dự án cao cấp có tốc độ ra hàng chậm, kén nhà đầu tư và tồn kho nhiều. Không chỉ riêng nguồn hàng thứ cấp, nhiều dự án hoàn thiện vẫn chật vật chào bán sơ cấp các căn loại hình diện tích lớn.

Đơn cử, dự án Southern Dragon dù đã đi vào hoàn thiện và an cư hơn 1 năm nay nhưng còn khá nhiều căn 89-106m2 đang được rao bán. Nguồn hàng thứ cấp tại dự án này cũng được rao bán liên tục với giá chênh tầm 7%, thậm chí bằng với giá bán từ chủ đầu tư nhưng sức tiêu thụ rất hạn chế.

Tình hình tương tự diễn ra với các căn diện tích từ 90-146m2 tại khá nhiều khu chung cư cao cấp khác. Cụ thể, nhiều căn hộ diện tích 90-117m2 tại chung cư The Gold View vẫn đang chào bán dù dự án đã cất nóc, chuẩn bị bàn giao từ đầu năm. Chung cư Carillon Apartment dù đã hoàn thiện xây dựng nhưng nhiều căn diện tích 86-110m2 tại đây vẫn còn hàng giao dịch. Khu đô thị Celadon City đã kín dân vào ở vẫn vất vả chào bán các căn 91-104m2.

Xem chi tiết tại đây

Do đâu chủ đầu tư “né” bảo lãnh ngân hàng?

Mua bán bất động sản hình thành trong tương lai đang là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên ở hình thức mua bán này, người mua sẽ phải chịu rủi ro gấp nhiều lần so với mua bất động sẵn có. Mặc dù đã có quy định rõ ràng về việc thực hiện bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai song tỷ lệ khách mua nhà được ngân hàng bảo lãnh thấp, tình trạng chủ đầu tư “né” bảo lãnh vẫn rất nhiều.

Để làm rõ thêm vấn đề này, PV Reatimes đã có cuộc trao đổi với Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, Trưởng ban Doanh nghiệp - Thương mại VPLS Trương Anh Tú.

Theo luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, do gánh nặng về chi phí (nộp tiền sử dụng đất, phí bảo lãnh), phức tạp về thủ tục, điều kiện để được ngân hàng cấp bảo lãnh; Thời gian thực hiện huy động vốn kéo dài do thủ tục thẩm định dự án của ngân hàng khi cấp bảo lãnh nên chủ đầu tư "ngại".

Xem chi tiết tại đây

Vì sao nhiều người không thích Nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội được xem là cứu cánh để những người thu nhập thấp đô thị có một chốn an cư. Thế nhưng, loại hình nhà ở này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu hụt về số lượng, thủ tục xét duyệt rườm rà, giá bán còn cao và bế tắc nguồn vay tín dụng ưu đãi.

“Nhà ở xã hội bây giờ giá bán không thua gì nhà ở thương mại. Dự án lại thường xa trung tâm, đi lại khó khăn. Chất lượng căn hộ có vấn đề, thiếu hụt các tiện ích. Cái mác nhà ở xã hội cũng mang đến tâm lý không thoải mái. Do đó, có ít tiền cũng không nghĩ sẽ mua nhà ở xã hội”, một người có nhhu cầu mua nhà cho biết.

Bên cạnh đó còn một loạt nguyên nhân khác như quá trình nộp hồ sơ xin xét duyệt để mua nhà ở xã hội quá rối rắm từ chứng minh thu nhập, chỗ ở hiện tại, thời gian chờ đợi kéo dài…

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top