Tỷ lệ trống ở mức thấp
Tính đến hết quý III năm 2016, tổng lượng hàng tồn kho tại phân khúc văn phòng hạng A của Ấn Độ ở mức 129.235.2 m2, tương ứng với tỷ lệ trống trung bình là 15,3%. Kể từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ trống văn phòng tại quốc gia này đã giảm đáng kể do nhu cầu thuê mạnh mẽ từ cả khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế. Các chuyên gia dự báo xu hướng này còn tiếp tục diễn ra trong cả trung và dài hạn.
Ngoại trừ Mumbai và các tiểu thị trường trong Vùng thủ đô quốc gia (NCR), nơi có tỷ lệ trống cao hơn mức trung bình toàn quốc gia, thì tại hầu hết các thành phố của Ấn Độ đều có tỷ lệ trống khá thấp, dẫn chứng là thành phố Pune với tỷ lệ trống chỉ 2,4%, thành phố Bengaluru với 3,1%, tiếp đó là Hyderabad, Kolkata và Chennai với tỷ lệ lần lượt là 5,3%, 5,8% và 6,1%.
Năm 2017, trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung trên cả nước như hiện tại thì ở các thị trường như Mumbai hay các tiểu thị thị trường khác thuộc NCR cũng sẽ nhìn thấy xu hướng giảm số lượng các sản phẩm văn phòng nhàn rỗi.
Có một điều đáng chú ý khác đó là tỷ lệ trống của các sản phẩm văn phòng khác nhau cũng có sự khác nhau rất lớn. Ví như đối với các sản phẩm hạng A, tỷ lệ này là 15,3% nhưng các sản phẩm hạng cao cấp hơn lại có tỷ lệ trống chỉ 6%, tính trên toàn thị trường.
Nhu cầu tăng cao
Sở hữu những thế mạnh hiếm có như giá cả cho thuê cạnh tranh, chất lượng sản phẩm đảm bảo, diện tích sàn lớn, nguồn nhân lực hay nói cách khác là nguồn lao động dồi dào, có trình độ, nền tảng phát triển công nghệ thông tin bền vững và cơ sở hạ tầng thuận lợi đã khiến nhu cầu thuê các không gian văn phòng tại những thành phố như Bengaluru, Pune và Hyderabad tăng nhanh chóng.
Một nhân tố khác rất quan trọng thúc đẩy nhu cầu tại các thị trường này phải kể đến đó là những bước đi tích cực của Chính phủ Ấn Độ trong việc nâng cao tính minh bạch và bền vững của thị trường nhà ở đất nước này thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm BĐS và thúc đẩy các chính sách kinh tế.
Một cách khái quát, việc tỷ lệ trống duy trì ở mức cao tại hầu hết các thành phố Ấn Độ, nhu cầu ngày càng tăng mạnh ở phân khúc sản phẩm hạng A đã đẩy giá cho thuê tại một số thị trường của nước này tăng lên. Lấy dẫn chứng như tại các tiểu thị trường SBDs (Secondary Business Districts) của Bengaluru và Pune, các thành phố công nghệ cao (High-tech City) ở Hyderabad được dự kiễn là sẽ tăng hơn mức trung bình trong 2 năm tới.