Theo đó, tốc độ tăng trưởng hằng năm của thị trường này sẽ tăng liên tục 12% cho đến năm 2020. Nghiên cứu chỉ ra 4 nhóm máy móc xây dựng chính bao gồm: máy móc di chuyển đất; máy móc mang vác và nhấc vật liệu; máy móc làm đường và trộn bê tông; và các loại máy móc khác. Trong đó, sự tăng giá của máy móc thuộc nhóm máy móc di chuyển đất là mạnh mẽ nhất và chiếm tới 44% lượng giá thành tăng của thị trường máy móc xây dựng thế giới (tương đương hơn 50 tỷ USD)..
Cụ thể, giá trị trung bình của thị trường máy móc thế giới năm 2016 sẽ từ mức 156.4 tỷ USD tăng lên mốc 274.1 tỷ USD vào năm 2017. Mức tăng trung bình vào khoảng 113.7 tỷ USD trong một năm.
Navin Rajendra, một chuyên gia máy móc của Technavio tham gia nghiên cứu cho biết: “Với sự phát triển kinh tế toàn cầu, những quốc gia trên thế giới đang có xu hướng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là sân bay và hệ thống phương tiện giao thông công cộng tốc độ cao. Vì vậy, sự phát triển của nhu cầu về máy móc xây dựng ngày càng hiện đại hơn là điều tất yếu. Từ đó, giá thành của thị trường buôn bán các sản phẩm này chắc chắn sẽ leo thang”.
Nghiên cứu của Technavio cũng chỉ ra 4 nguyên nhân chính dẫn đến sự leo thang của giá máy móc xây dựng, đó là: tốc độ tăng trưởng theo chiều dọc của thị trường xây dựng toàn cầu; tốc độ đô thị hóa nhanh; sự xuất hiện của các thành phố thông minh; và nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản ngày càng lớn.
Giải thích cho lý do tốc độ tăng trưởng theo chiều dọc của thị trường xây dựng và sự đầu tư lớn vào BĐS, Technavio phân tích: Những tòa nhà chọc trời trên thế giới ngày một cao hơn với chiều cao tối thiểu là 300m. Do đó, kích thước đô thị dần mở rộng và các công trình xây dựng cũng sẽ tăng cả về quy mô, diện tích và số vốn đầu tư. Dẫn chứng cho điều này, Technavio đưa ra ví dụ ở Luân Đôn (Anh) có số nhà chọc trời tăng lên 56% chỉ trong 1 năm (từ 46 năm 2014 tòa lên 71 tòa năm 2015). Vì vậy, thị trường xây dựng sẽ đòi hỏi nhiều máy móc hơn trong tương lai.
Năm 2015, dân số đô thị chiếm 54% dân số thế giới và con số này sẽ tăng mạnh cho đến 2050 khi quá trình đô thị hóa của Mỹ Latin, vùng Caribe Mỹ, Châu Á và Châu Phi diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, các thành phố thông minh sẽ là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới với sự đi đầu là Ả-Rập Xê-út, Ấn Độ và Quatar. Điều này đòi hỏi cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp liên tục và tất yếu máy móc xây dựng là cần thiết.