Aa

Giải mã cơn sốt kỳ thú mang tên Quốc Cường Gia Lai

Thứ Năm, 01/06/2017 - 13:51

CII phát hành 60 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, ước thặng dư 540 tỷ đồng; 28/42 dự án BĐS tại Hà Nội đã trả hết tiền nợ thuế sử dụng đất; Nguồn thu từ quyền sở hữu đất đóng góp đáng kể vào ngân sách tại TP.HCM; Giải mã “cơn sốt” mang tên Quốc Cường Gia Lai… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

Phát hành 60 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, CII ước tính thu về thặng dư 540 tỷ đồng

Ngày 31/5/2017, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) đã hoàn tất ký kết Hợp đồng về việc phát hành 20 triệu USD trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) với Industrial Bank of Korea (đơn vị được nhận ủy thác từ nhà đầu tư TPCĐ Rhinos Vietnam Convertible Bond Private Investment Fund No.2).

Trái phiếu này có lãi suất 1%/năm (tính theo USD), giá chuyển đổi là 38.500 đồng/cp.

Trước đó, vào tháng 1/2017, CII đã phát hành 40 triệu USD TPCĐ cho nhà đầu tư Keb Hana Bank Trustee and Custodian Business, là Ngân hàng đại diện cho quỹ Đầu tư Rhinos Asset Management (RAM).

CII giả định rằng, nếu phát hành thành công tất cả 60 triệu USD TPCĐ này và nhà đầu tư chuyển đổi toàn bộ 60 triệu USD TPCĐ thành cổ phiếu CII, thì có thể xem như, toàn bộ hơn 33,5 triệu cổ phiếu quỹ CII hiện nay sẽ được bán với giá 38.500 đồng/cổ phiếu, và CII thu được thặng dư bằng tiền là gần 540 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu của công ty.

Xem chi tiết tại đây

Hà Nội: 28/41 dự án BĐS đã trả hết tiền nợ thuế sử dụng đất

Theo Cục thuế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã thực hiện công khai thông tin 41 dự án BĐS nợ tiền sử dụng đất, với số tiền nợ 2.384 tỷ đồng. Sau công khai thông tin đã có 38 đơn vị nộp tiền sử dụng đất, với số tiền 1.503 tỷ đồng; trong đó 28 dự án đã nộp hết số nợ công khai với số tiền là 1.202 tỷ đồng.

Hải Phát Plaza - một dự án từng bị Cục thuế Hà Nội bêu tên vì nợ thuế sử dụng đất. Ảnh minh họa

Hải Phát Plaza - một dự án từng bị Cục thuế Hà Nội bêu tên vì nợ thuế sử dụng đất. Ảnh minh họa

Theo đại diện Cục thuế Hà Nội, đối với các nhóm nợ có vướng mắc liên quan đến các thủ tục hành chính của các sở, ngành (như vướng mắc điều chỉnh quy hoạch, xây dựng, đối trừ BT, chuyển từ nhà thương mại sang xã hội, chuyển nhượng dự án …), Cục thuế đã có các công văn phối hợp đề nghị các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch và Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng theo chức năng nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo của UBND Thành phố chủ trì, phối hợp tiến hành rà soát, giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, giảm thiểu nợ đọng tiền sử dụng đất.

Xem chi tiết tại đây

Giải mã cơn sốt kỳ thú mang tên Quốc Cường Gia Lai

Từ mức giá 3.500 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm hiện nay giá cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đang được được giao dịch ở mức 22.800 đồng/cổ phiếu, tức tăng 550% và là mức cao nhất từ năm 2011 đến nay. Có lẽ cổ phiếu QCG là một đại diện điển hình cho việc “sốt” cổ phiếu bất động sản trong thời gian qua.

Điều làm nên sự thần kỳ trong cơn sốt QCG có lẽ là do Công ty này đã thành công trong việc đạt được thỏa thuận chuyển nhượng dự án Phước Kiển. Một dự án có quy mô lớn và chiếm phần lớn trong tài sản của QCG.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chi hơn 1.600 tỷ đồng, Tân Hoàng Minh chính thức sở hữu đất “vàng” 23 Lê Duẩn

Mới đây, thông tin từ Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho hay, trong ngày 23/5, doanh nghiệp này đã nhận bàn giao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khu đất “vàng” 23 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2016, Tân Hoàng Minh đã hoàn tất thủ tục nộp số tiền 1.430 tỷ đồng trúng đấu giá sở hữu mảnh đất “vàng” tại 23 Lê Duẩn, TP.HCM.

Đến giữa tháng 4/2017, doanh nghiệp này đã hoàn thành việc nộp hơn 1.693 tỷ đồng tiền mua khu đất này, bao gồm 1.430 tỷ đồng kể trên và tiền nộp chậm hơn 264 tỷ đồng.

Như vậy, tính đến thời điểm này, khu đất “vàng” 23 Lê Duẩn đã chính thức thuộc quyền sở hữu của Tân Hoàng Minh. Đươc biết, hiện tại "ông lớn" này đang gấp rút thực hiện các thủ tục để phát triển dự án 23 Lê Duẩn thành một khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ đẳng cấp. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào quý III/2017.

Xem chi tiết tại đây

BĐS TP.HCM: Căn hộ tầm trung đang thắng thế

Trong nửa đầu năm 2017, thị trường bất động sản TP.HCM chứng kiến hàng chục dự án có giá từ 800 triệu đồng đến 1,8 tỷ đồng/căn được tung ra thị trường và luôn có thanh khoản đạt tới 70 - 90%.

Đánh giá về phân khúc này, các chuyên gia và chủ đầu tư vẫn khẳng định, sẽ tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản TP.HCM trong 6 tháng cuối năm.

Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land cho rằng, việc doanh nghiệp địa ốc chuyển dịch từ căn hộ cao cấp sang trung cấp và giá rẻ là chiến lược được nghiên cứu rõ ràng, bài bản. Doanh nghiệp đã nhìn đúng vào nhu cầu thực của thị trường, đó là nhu cầu nhà ở của người dân TP.HCM luôn cao, nhưng lượng người có nhu cầu nhà ở đa phần là người có thu nhập thấp, nên việc phát triển các dự án giá thấp là đúng hướng. Ngoài ra, việc phát triển dự án giá thấp ở vùng ven còn nằm trong kế hoạch giãn dân của Thành phố.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top