Aa

Giải mã ý nghĩa của ngày rằm theo tín ngưỡng dân gian và khoa học

Thứ Sáu, 14/10/2016 - 08:40

Theo quan niệm dân gian, ngày rằm là ngày ông bà tổ tiên, các vị thần đến thăm, phù hộ cho con cháu. Nhưng thực sự ngày rằm còn nhiều ý nghĩa đặc biệt mà nhiều người chưa biết.

Ý nghĩa ngày rằm theo quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian lưu truyền miệng từ đời này sang đời khác, ngày rằm là ngày ông bà tổ tiên, các vị thần đến thăm con cháu, nhân gian vì đây là ngày trăng tròn. Con cháu nếu không thiết đãi, thắp hương cầu khấn là không phải phép, đắc tội với bề trên nên thường gặp tai ương, hoạn nạn. Nếu làm các vị hài lòng với hương hoa, lễ vật mọi sự sẽ được bình an, thuận lợi.

Ngày rằm với các ý nghĩa theo nhiều góc cạnh

Ý nghĩa ngày rằm dưới góc độ tâm linh

Ý nghĩa ngày rằm theo khoa học

Vào ngày rằm hàng tháng (hay còn được gọi là ngày Vọng), mặt trăng và trái đất gần như cùng nằm trên một đường thẳng. Theo các nhà nghiên cứu về năng lượng, vào ngày này một xung năng lượng đặc biệt được tạo ra có tác động xấu đến con người như tai nạn, bệnh tật... 

Trong dân gian, người xưa thấy nhiều người gặp chuyện không may vào ngày này nên bị ám ảnh. Từ đó, quan niệm về việc phải lễ bái để cầu cho tai qua nạn khỏi ra đời. Và quan niệm đó trở thành một phong tục, tập quán truyền từ đời này sang đời khác.

Đêm rằm trăng tròn tạo ra xung năng có tác động xấu đến con người

Theo khoa học, ngày rằm trăng tròn tạo ra xung năng lượng có tác động xấu đến con người

Ý nghĩa ngày rằm theo Phật giáo

Theo Phật giáo, ngày rằm tháng 4 âm lịch (ngày Đại lễ Phật Đản) là ngày Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ra đời, đây được tính là ngày đầu tiên trong năm của lịch nhà Phật. Ngày rằm tháng 5 đánh dấu sử kiện thánh tăng A-la-hán Mahinda bước chân lên đất Tích Lan, khai sáng không chỉ nền đạo truyền thống Nam tông.

Qua rằm tháng 6 âm lịch, đây là ngày Đức Phật lần đầu tiên thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân và lên cung trời Đâu Xuất để giảng luận A-tì-đàm cho thân mẫu và chư thiên, bảy năm sau ngày Thành Đạo. Rằm tháng 7 là ngày mà toàn thể chư tăng bắt đầu an cư kiết hạ. Rằm tháng 8 chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.

Đạo nhà Phật đưa ra ý nghĩa của ngày rằm từng tháng trong năm

Đạo nhà Phật đưa ra ý nghĩa của ngày rằm từng tháng trong năm

Rằm tháng 9, Đức Phật hoàn tất ba tháng thuyết giảng luận A-tì-đàm cho thân mẫu và chư thiên nghe; phái đoàn do tôn giả Mahà Arittha hướng dẫn về gặp vua A Dục để thỉnh cầu nhà vua cho phép A-la-hán Sanghamittà đến Tích Lan để khai sơn ni bộ tại đó. Đồng thời, rằm tháng 9 cũng là ngày Phật tương lai Di Lặc hạ sanh, lớn lên, ngài gia nhập tăng đoàn.

Đến rằm tháng 10 là ngày Đức Phật gửi 60 vị A-la-hán đi khắp nơi để hoằng hóa Chân Lý. Đức Phật đến Uruvela để giảng pháp và thuyết phục ba anh em Ca Diếp cùng một ngàn tùy tùng của họ. Tôn giả Di Lặc được Đức Thích Ca thọ ký thành Phật, là vị Phật thứ năm trong hiện kiếp này.

Vào ngày rằm tháng 11, A-la-hán Sanghamittà đặt chân đến Tích Lan, mang theo một chiết nhánh của cây Bồ Đề, nơi Đức Phật Thành Đạo tại Ấn Độ.

Rằm tháng 12 ghi là ngày Đức Phật đến Tích Lan, lần đầu tiên sau 9 tháng Ngài Thành Đạo. Đến ngày Rằm tháng Giêng, theo truyền thống nguyên thủy của Phật giáo, đánh dấu sự kiện: Đức Phật tuyên bố trong ba tháng nữa, tức vào ngày rằm tháng tư, Ngài sẽ đại bát niết bàn.
 

Rằm tháng 2 là ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ lần đầu tiên, để độ cho cha là vua Tịnh Phạn (Suddhodhana) đắc quả Nhập Lưu, và dắt La Hầu La xuất gia, sau đắc quả A-la-hán. Ngày rằm tháng 3, Đức Phật đến Tích Lan lần thứ 2 và thuyết về nguyên tắc sống chung hòa bình, nhẫn nhục và từ bi cho hai chú cháu bộ tộc Nàgas đang tranh nhau ngai vàng./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top