Vào những ngày giá rét, nhiệt độ thấp nhất ở miền Bắc Trung Quốc có thể giảm tới ngưỡng âm 30 độ C. Vì vậy, việc lắp đặt các thiết bị sưởi đã trở thành nhu cầu tất yếu của người dân nơi này.
Nhưng hệ thống cung cấp nhiệt truyền thống hầu hết đều sử dụng nhiệt đốt than tập trung theo kiểu truyền thống, mang lại hiệu suất thấp, giá thành cao, lại gây ô nhiễm môi trường.
Hơn nữa, cách thu phí dựa trên diện tích sử dụng mà không dựa trên nhiệt lượng sử dụng gây bất lợi cho người dân trong việc tiết kiệm năng lượng.
Theo số liệu thống kê được nước này công bố, lượng nhiệt tiêu hao trung bình của các hộ dân ở phía Bắc gấp 2 lần so với các khu vực có cùng điều kiện khí hậu tại các nước phát triển châu Âu.
Vì vậy, việc tiết kiệm năng lượng vào mùa đông ở các thành phố miền Bắc Trung Quốc đã trở thành hạng mục nhận được sự ủng hộ của ngân hàng thế giới và được quỹ môi trường thế giới ra sức thúc đẩy.
Hệ thống căn hộ thông minh với chi phí sưởi “thấp chưa từng có”!
Suốt nhiều năm sinh sống và định cư tại Thiên Tân, kể từ năm 2011, gia đình anh Thẩm Thiên Tường mỗi năm đều đón mùa đông lạnh giá trong căn hộ tiết kiệm năng lượng với chi phi sưởi thấp chưa từng có.
Khu nhà Hoa Hạ Tân Điền ở Thiên Tân là nơi anh Thẩm Thiên Dương đang định cư, cũng nằm trong hạng mục do Ngân hàng thế giới và Quỹ Môi trường Thế giới quyên tặng trong phạm vi hạng mục “Cải cách hệ thống cung cấp nhiệt và tiết kiệm năng lượng kiến trúc Trung Quốc”.
Hạng mục này được tiến hành từ năm 2005, phương pháp áp dụng bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường việc chấp hành các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng trong kiến trúc. Cải tiến thiết kế và áp dụng các cải tiến giữ nhiệt cùng nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng khác.
Thứ hai, thực hiện đo lượng nhiệt tiêu tốn, tính phí theo giá vốn và lượng nhiệt tiêu hao.
Thứ ba, tiến hành cải cách hiện đại hóa hệ thống cung cấp nhiệt.
Chia sẻ về trải nghiệm của mình trong việc tiết kiệm năng lượng, anh Thẩm cho hay:
“Sau khi ký hợp đồng về thiết bị sưởi với trạm cung cấp nhiệt, mỗi năm tôi tiết kiệm được hơn mấy ngàn nhân dân tệ.
Bởi vì giữ nhiệt tường ngoài khá tốt, nên cả phòng chỉ cần dùng một thanh sưởi trong 8 thanh.
Ngày trước không có van kiểm soát đo lường nên mỗi khi tới mùa đông, thời tiết quá nóng chúng tôi chỉ còn cách mở cửa sổ ra để cân bằng nhiệt độ. Bây giờ sau khi có thể điều chỉnh rồi, chúng tôi không chỉ tiết kiệm được năng lượng mà còn tiết kiệm tiền”.
Ông Đường Hiểu, đại diện ủy ban kiến thiết nhà ở và thành thị Thiên Tân cho biết: “Lấy năm 2010-2011 làm thí điểm, chỉ trong khoảng thời gian này, 60% chủ căn hộ ở khu nhà Hoa Hạ Tân Điển đều được trả lại tiền từ phí thiết sưởi. Điều này cho thấy các chủ căn hộ cũng được lợi ích thực tế từ việc tiết kiệm năng lượng nhà ở."
Dưới sự ủng hộ của hạng mục này, chính phủ địa phương còn tuyên truyền lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng kiến trúc nhà ở qua các hoạt động giáo dục công chúng, ví dụ như phát sổ tay tuyên truyền đo lường lượng nhiệt cung cấp cho mỗi người dân Thiên Tân vào ở khu nhà mới.
Từ thí điểm nhà ở tiết kiệm năng lượng đến dự án “thành phố thấp carbon”
Vài năm trở lại đây, trào lưu kiến trúc tiết kiệm năng lượng tại các thành thị ở Trung Quốc đang trên đà phát triển mau lẹ.
Tại miền Bắc Trung Quốc, bởi lượng nhiệt tiêu hao của hệ thống cung cấp nhiệt quá lớn, nên việc khẩn cấp trước mắt là phải nâng cao tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng.
Trong khi đó, ở miền Nam nước này, thời gian cần dùng điều hòa kéo dài đến hơn nửa năm. Do đó việc sử dụng năng lượng hợp lý cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh trào lưu phát triển của văn phòng và những cơ sở khác… Đây cũng là một trong những điểm quan trọng của công tác tiết kiệm năng lượng.
Các chuyên gia năng lượng đã chỉ ra, việc nâng cao hiệu suất năng lượng kiến trúc là một trong cách tốt nhất để thực hiện tiết kiệm năng lượng giảm khí thải, vốn thấp mà hiệu quả và lợi ích cao.
“Chúng tôi chuẩn bị mở rộng các công tác trên phương diện này, không chỉ là kiến trúc nhà ở mà còn về phương diện tiết kiệm năng lượng kiến trúc. Ngoài ra còn phải suy xét đến việc áp dụng nguyên tắc tiết kiệm năng lượng kiến trúc vào kiến thiết thành phố thấp carbon”, ông Trác Lực Thạch chia sẻ.
Vào năm 2007, chính phủ Trung Quốc đã tán thành việc xây dựng Đông Đàn với mục tiêu biến nơi đây trở thành “thành phố không carbon” đầu tiên trên thế giới.
Vào giữa năm 2017, nước này tiếp tục tiến hành xây dựng thành phố rừng đầu tiên trên thế giới tại khu vực dọc sông Liễu Giang ở phía bắc Liễu Châu (Giang Tây, Trung Quốc).
Phát triển Công trình Xanh thực sự rất quan trọng trong lĩnh vực bất động sản.