Aa

Hà Nội cho xây cao ốc 50 tầng ở vành đai 3

Thứ Năm, 05/04/2018 - 06:00

Áp lực quá tải về hạ tầng giao thông khu vực này càng lớn khi Hà Nội chính thức triển khai Đồ án thiết kế đô thị dọc hai bên tuyến đường Vành đai 3 (đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển), với việc cho xây cao ốc 50 tầng. Thậm chí có đoạn, quy hoạch bây giờ mới duyệt cao 25-30 tầng nhưng thực tế đã cho xây 45 tầng.

Cho xây cao ốc 50 tầng để tạo điểm nhấn

Theo quy hoạch nút Trung Hòa (giao giữa đường Khuất Duy Tiến và Trần Duy Hưng) điểm nhấn là tổ hợp cụm công trình cao tầng 40-50 tầng. Thực tế hiện nay khu vực đã mọc lên những tòa chung cư của Tân Hoàng Minh cao từ 36-46 tầng.

Theo quy hoạch nút Trung Hòa (giao giữa đường Khuất Duy Tiến và Trần Duy Hưng) điểm nhấn là tổ hợp cụm công trình cao tầng 40 - 50 tầng. Thực tế hiện nay khu vực đã mọc lên những tòa chung cư của Tân Hoàng Minh cao từ 36 - 46 tầng.

Chiều 3/4, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức công bố và bàn giao Đồ án thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3 (tỷ lệ 1/500), đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển cho các quận huyện và đơn vị liên quan.

Theo công bố, thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3 (đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển) đi qua 10 phường của 5 quận, huyện, gồm: Phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy); phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm); các phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Hạ Đình, Kim Giang (quận Thanh Xuân); phường Đại Kim (quận Hoàng Mai); xã Tân Triều (huyện Thanh Trì).

Quy hoạch phân chia đoạn tuyến đường này thành 5 khu vực gồm: nút Trung Hòa; đoạn đường Khuất Duy Tiến; nút Thanh Xuân; đoạn đường Nguyễn Xiển; nút Tôn Thất Tùng kéo dài.

Cụ thể, đối với nút Trung Hòa (giao giữa đường Khuất Duy Tiến và Trần Duy Hưng), đặc trưng không gian là phát triển theo cụm công trình cao tầng tương phản và xen cài với các không gian mở xung quanh. Điểm nhấn là tổ hợp cụm công trình cao tầng phía Đông Nam đường Trần Duy Hưng và Đại lộ Thăng Long (40-50 tầng), tương phản với các không gian mở được tạo ra bởi khu vực Trung Tâm hội nghị Quốc gia và xung quanh.

Đối với nút Thanh Xuân được thiết kế với đặc trưng không gian phát triển theo cụm công trình cao tầng, trong đó công trình điểm nhấn cao 45-50 tầng nằm tại phía Đông Bắc nút giao và tháp đôi tại cụm công trình nút giao khu vực Đông Nam, các công trình còn lại cao 26-30 tầng.

Đoạn tuyến Khuất Duy Tiến được đặc trưng bởi các công trình phát triển theo tuyến. Các công trình cao tầng với tầng cao đặc trưng từ 25 - 30 tầng.

Đoạn tuyến Nguyễn Xiển được đặc trưng bởi các công trình phát triển theo tuyến và diện; các công trình cao tầng có tầng cao trung bình từ 25-30 tầng.

Đối với nút Tôn Thất Tùng kéo dài có công trình điểm nhấn cao 35 tầng, các công trình xung quanh trung bình 20 tầng.

Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề và các công trình thấp tầng khác quản lý tầng cao tối đa đặc trưng là 6 tầng, quản lý tầng cao đồng đều theo từng khu vực đồng thời tạo nên nhịp điệu trên từng đoạn phố. Những công trình đã xây dựng quá 6 tầng, khi có nhu cầu cải tạo, xây dựng mới không được tăng chiều cao và khuyến khích đảm bảo tầng cao đúng 6 tầng.

Duyệt 25-30 tầng nhưng thực tế đã cho xây 45 tầng

Theo đại diện Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia - đơn vị lập quy hoạch, việc lập đồ án thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Vành đai 3 để quản lý quy hoạch kiến trúc và chỉnh trang đô thị. Việc công bố thiết kế đồ án này sẽ tạo ra cơ sở quan trọng hình thành cảnh quan thống nhất chung.

Đường Vành đai 3 (đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển) dài hơn 4km nhưng được đánh giá là tuyến giao thông đường bộ quan trọng bậc nhất của Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, thực tế tuyến đường này đang chịu áp lực về ùn tắc giao thông rất lớn dù ngân sách đã chi hàng tỷ đồng để mở rộng đường; xây dựng đường trên cao, thậm chí mới đây Hà Nội đã phê duyệt chủ trương chi khoảng 80 tỷ để xén dải phân cách giữa (đoạn đường từ Mai Dịch – Linh Đàm) nhằm giảm ùn tắc giao thông trên tuyến đường này.

Điều đáng nói, không phải chờ đến khi Đồ án này được phê duyệt, thực tế dọc hai bên tuyến đường này hàng loạt cao ốc đã đua nhau 'mọc' lên từ 35-46 tầng. Thậm chí có đoạn, quy hoạch được phép xây 25-30 tầng nhưng đã xây 45 tầng.

oạn đường Nguyễn Xiển theo quy hoạch vừa duyệt là công trình cao từ 25-30 tầng, nhưng thực tế khu đô thị Kim Văn-Kim Lũ lâu nay đã xây hàng loạt tòa chung cư cao 36-45 tầng với mật độ dày đặc của hàng nghìn căn hộ.p/

Đoạn đường Nguyễn Xiển theo quy hoạch vừa duyệt là công trình cao từ 25 - 30 tầng, nhưng thực tế khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ lâu nay đã xây hàng loạt tòa chung cư cao 36 - 45 tầng với mật độ dày đặc của hàng nghìn căn hộ.

Đơn cử, quy hoạch vừa được duyệt nêu rõ đối với đoạn đường Nguyễn Xiển hạn chế sử dụng trực tiếp từ công trình ra tuyến đường để giảm tải cho tuyến giao thông Vành đai 3; các công trình cao tầng có tầng cao trung bình từ 25-30 tầng nhưng trên thực tế Khu đô thị Kim Văn -Kim Lũ ở mặt đường Nguyễn Xiển từ bao năm nay 'mọc lên' hàng loạt tòa chung cư cao 45 tầng với hàng nghìn căn hộ mật độ chi chít.

Theo kết luận Thanh tra Chính phủ thì dự án KĐTM Kim Văn - Kim Lũ được xây dựng tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) có quy mô khoảng 26ha, được TP.Hà Nội cấp phép cho Cty Vinaconex 2 làm chủ đầu tư, với mục tiêu xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và các công trình nhà ở. Sau khi được cấp phép, đơn vị đã chia dự án thành 2 giai đoạn thực hiện, trong đó lô CT2 có diện tích khoảng 28.373m2, Vinaconex 2 làm chủ đầu tư diện tích đất 14.584m2. Phần còn lại 13.802m2 Vinaconex 2 đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với DNTN số 1.

Đáng nói, việc UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, trong đó với lô đất CT2: Toàn nhà A cao 45 tầng, tòa B cao 45 tầng, tòa C cao 36 tầng và D1 cao 36 tầng, D2 cao 40 tầng là không phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. Bởi theo quy hoạch 1/2000, lô đất có tầng cao trung bình là 13 tầng, còn tại bản đồ không gian kiến trúc và cảnh quan có tầng cao trung bình là 20 tầng.

Nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, với Đồ án thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3 tỷ lệ 1/500 (đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển) vừa được Hà Nội triển khai, trong đó cho phép nhiều khu vực hai bên tuyến đường, đặc biệt ở các nút giao thông xây dựng nhà cao tầng từ 20-50 tầng, thì việc chi hàng tỷ đồng xén dải phân cách để mở rộng lòng đường cũng không giúp cho khu vực này tránh được tình trạng ùn tắc giao thông và quá tải hạ tầng trong thời gian tới.

Bảng thống kê chức năng sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc trong phạm vi thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3, tỷ lệ 1/500 (đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển). Tại một số khu vực này được phép xây dựng công trình cao tới 50 tầng.

Bảng thống kê chức năng sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc trong phạm vi thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3, tỷ lệ 1/500 (đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển). Tại một số khu vực này được phép xây dựng công trình cao tới 50 tầng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top