Aa

Hà Nội: Hơn 40% số dự án vi phạm pháp luật khi thanh tra

Thứ Năm, 16/08/2018 - 06:01

Số lượng dự án bị phát hiện vi phạm khi thanh tra còn lớn, 196/480 kết luận thanh tra có vi phạm các quy định của pháp luật, chiếm tỷ lệ 40,8%.

Đó là số liệu được đưa ra tại Báo cáo số 57/BC/HĐND về Kết quả giám sát của HĐND TP. Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP, trọng tâm là giai đoạn 2012 - 2017.

Báo cáo số 57/BC/HĐND chỉ ra những hạn chế, tồn tại và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất và kết quả sử dụng đất thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách trên địa bàn TP. Hà Nội.

Báo cáo số 57/BC/HĐND chỉ ra những hạn chế, tồn tại và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất và kết quả sử dụng đất thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách trên địa bàn TP. Hà Nội.

Báo cáo đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất và kết quả sử dụng đất thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách trên địa bàn Thành phố.

Hạn chế, tồn tại và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất

Báo cáo nêu rõ, tình hình vi phạm pháp luật về đất đai của các tổ chức được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án trên địa bàn TP vẫn còn nhiều. Việc lấn chiếm, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí, cho thuê lại đất sai quy định vẫn diễn ra ở một số nơi gây bức xúc trong nhân dân.

Theo báo cáo của Sở TNMT, có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm, chiếm tỷ lệ 23,1% số dự án được giao đất, cho thuê đất giai đoạn 2012 - 2017 với hình thức và mức độ khác nhau, phổ biến vẫn là: chậm đưa đất vào sử dụng trên 12 tháng liên tục kể từ khi được giao đất trên thực địa (40 dự án), chậm tiến độ thực hiện dự án trên 24 tháng (47 dự án), chậm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (22 dự án), chậm nghĩa vụ tài chính (04 dự án), vi phạm khác như: sử dụng sai mục đích, cho thuê, cho thuê lại không đúng quy định (37 dự án), chậm do vi phạm nhiều nội dung (11 dự án).

Còn 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Số lượng dự án bị phát hiện vi phạm khi thanh tra còn lớn, 196/480 kết luận thanh tra có vi phạm các quy định của pháp luật, chiếm tỷ lệ 40,8%.

Giám sát trực tiếp tại 8 quận, huyện có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, chậm triển khai và chưa có biện pháp khắc phục, nhiều dự án các quận, huyện đề nghị Thành phố thanh tra, lập hồ sơ thu hồi theo quy định, trong đó có cả những dự án đã được Thành phố kiểm tra, phát hiện, được HĐND Thành phồ kiến nghị từ năm 2012. Giám sát qua báo cáo của 22 quận, huyện, thị xã còn lại cho thấy có 172 dự án chậm triển khai.

Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án;… Cá biệt, có chủ đầu tư được giao đất nhưng không liên hệ với địa phương để tiến hành các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định. Trách nhiệm chính thuộc Sở TN&MT, UBND các quận, huyện, thị xã và của các chủ đầu tư đối với những dự án chủ đầu tư không liên hệ, phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai, thực hiện dự án.

Qua khảo sát thực địa 21 dự án tại 7 quận, huyện cho thấy thực trạng các dự án chậm triển khai, vi phạm đất đai nhiều năm, gây bức xúc trong Nhân dân cần được Thành phố đặc biệt quan tâm, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc tiến độ và xử lý theo quy định. Một số chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, xây dựng khu đô thị mới đã thực hiện huy động vốn từ các đối tác tham gia hợp tác đầu tư hoặc từ người mua nhà nhưng chậm thực hiện, không bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết đã dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây mất ổn định trật tự xã hội. Trách nhiệm chính thuộc về các chủ đầu tư dự án và sở Xây dựng.

Có sự sai khác lớn về số lượng dự án vi phạm luật Đất đai

Báo cáo cũng chỉ ra việc tổng hợp, thống kê, cập nhật theo dõi dự án vốn ngoài ngân sách triển khai trên địa bàn còn rất hạn chế. Đoàn giám sát tổng hợp số dự án chậm, có dấu hiệu vi phạm luật Đất đai theo báo cáo của 30/30 quận huyện (383 dự án) có sự sai khác lớn với báo cáo của sở TNMT (161 dự án).

Một số đơn vị rất lúng túng, báo cáo không chính xác, không tổng hợp theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến báo cáo không đầy đủ, không đạt yêu cầu theo chức năng nhiệm vụ cũng như yêu cầu của Đoàn giám sát. Trách nhiệm chính thuộc sở TN&MT (đối với nhóm dự án đã được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chậm 12 tháng), sở KH&ĐT (đối với nhóm dự án chậm 24 tháng theo tiến độ thực hiện được phê duyệt), sở QH&KT (đối với nhóm dự án chậm do nguyên nhân điều chỉnh quy hoạch).

Số dự án được điều chỉnh, gia hạn, trong đó có điều chỉnh về tiến độ triển khai dự án vẫn còn lớn. Việc thực hiện trách nhiệm QLNN về đầu tư đối với các dự án vốn ngoài ngân sách còn hạn chế; Không cập nhật theo dõi xuyên suốt dự án, thống kê số liệu thiếu tính đồng bộ, số liệu tổng hợp chưa phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình thực hiện các dự án. Công tác hậu kiểm, giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định Luật Đầu tư còn hạn chế. Sở KH&ĐT chưa chủ động theo dõi và tham mưu đề xuất biện pháp quản lý hữu hiệu đối với các nhà đầu tư không chấp hành chế độ gửi báo cáo giám sát đầu tư, chỉ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhà đầu tư không gửi báo cáo giám sát đầu tư chủ yếu khi nhà đầu tư liên hệ Sở KH&ĐT làm thủ tục điều chỉnh dự án. Trách nhiệm chính thuộc về Sở KH&ĐT...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top