Aa

Hà Nội: Tranh cãi việc thu hồi sổ đỏ tại 14 chung cư, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ Hai, 29/07/2019 - 16:21

Tranh cãi việc thu hồi sổ đỏ tại 14 chung cư, trách nhiệm thuộc về ai?; Ông Nguyễn Đức Chung: VNREA tạo ra “sân chơi” hấp dẫn cho doanh nghiệp bất động sản... là những tin tức được chú ý 24h qua.

Hà Nội: Tranh cãi việc thu hồi sổ đỏ tại 14 chung cư, trách nhiệm thuộc về ai?

Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có quyết định về việc thu hồi và huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại hàng loạt các dự án chung cư, khu nhà ở hỗn hợp cao tầng, trung tâm thương mại được cấp không đúng quy định luật đất đai, đang gây nhiều tranh cãi.

Việc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội âm thầm thu hồi sổ đỏ, theo nhiều chuyên gia, hành động này không chỉ dừng lại ở xin lỗi mà còn là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lợi nhuận ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm: Vì đâu “người vui, kẻ buồn”?

Nhìn vào bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng 6 tháng, khó có thể đánh giá ngắn gọn khả quan hay không khả quan. Bởi trong một điều kiện, cơ hội cũng như năng lực bứt phá của mỗi ngân hàng khác nhau.

Vietcombank dẫn đầu ngành tài chính, lợi nhuận nửa tỷ USD

Vietcombank được cho là điểm sáng nhất trong hệ thống tài chính dựa trên uy tín hoạt động cũng như kết quả kinh doanh. Mới đây, ngân hàng này công bố kết quả kinh doanh tăng gấp rưỡi cùng kỳ năm cũ. Và với tốc độ tăng trưởng này, khả năng năm 2019, Vietcombank có thể đạt ngưỡng lợi nhuận 1 tỷ USD.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 11.045 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận hợp nhất đạt xấp xỉ 11.280 tỷ, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện khoảng 55% kế hoạch năm 2019. Vietcombank tiếp tục hướng tới mốc lợi nhuận tỷ USD đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các chỉ số ROAA, ROAE đạt tương ứng là 1,62% và 25,19%, tăng mạnh so với 2018 và cao hơn mặt bằng.

SeaBank tăng gần 70% lãi so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2019, SeaBank lãi trước thuế 439 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. Mức lãi này có được, ngoài việc nhờ các mảng kinh doanh tăng trưởng tốt còn do chi phí dự phòng rủi ro giảm.

Thu nhập lãi thuần trong 6 tháng đạt 1.419 tỷ đồng, tăng 16%. Đáng chú ý nhất là hoạt động dịch vụ tăng hơn 3 lần đạt 143 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh chứng khoán tăng 53% đạt 48 tỷ đồng.

Tổng thu nhập hoạt động của nhà băng trong 6 tháng đạt hơn 1.600 tỷ, tăng 15% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng thấp hơn, ở mức 12,2% lên 875 tỷ đồng. Chi phí dự phòng còn giảm 11% xuống còn 323 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ông Nguyễn Đức Chung: VNREA tạo ra “sân chơi” hấp dẫn cho doanh nghiệp bất động sản

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt hội viên toàn quốc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam năm 2019 vào tối 27/7, ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay, những năm gần đây, Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của Việt Nam.

Diện mạo Thủ đô thay đổi mạnh mẽ, ngày càng văn minh, hiện đại. Gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội là sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường bất động sản, sự góp công không nhỏ của các nhà đầu tư; phát triển bất động sản.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Hội nghị

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Hội nghị

Theo Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Hà Nội được các nhà đầu tư lựa chọn bởi có cơ sở hạ tầng tốt, các khu công nghiệp hoàn thiện, giao thông thuận lợi… Đặc biệt, dân số Hà Nội đang tăng mạnh, tạo ra lực cầu về nhà ở lớn. Vì thế, bất động sản vẫn là kênh bỏ vốn hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vì khả năng thanh khoản tốt.

Hà Nội đánh giá cao những hoạt động của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thời gian qua, không những phục vụ tốt các nhu cầu hợp pháp và chính đáng của Hội viên mà còn tạo ra “sân chơi” hấp dẫn, có lợi ích cao cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mạng 5G tác động đến thị trường bất động sản thế nào?

Bước tiến mới nhất của ngành viễn thông di động sẽ tăng tốc độ kết nối lên gấp 100 lần so với mạng 4G hiện tại, có nghĩa là người dùng có thể tải một bộ phim xuống chỉ trong vòng vài giây.

Chris Marriott, Giám đốc điều hành Savills khu vực Đông Nam Á nhận định: “Tốc độ và hiệu quả của mạng 5G sẽ lớn hơn nhiều so với các mạng di động hiện tại và điều này sẽ mang lại một số lợi thế thiết thực cho các chủ sở hữu bất động sản”.

Tại châu Á Thái Bình Dương, Hàn Quốc có lợi thế đi đầu trong triển khai mạng 5G. Quốc gia này ra mắt mạng 5G vào tháng 4 vừa qua, với 3 triệu công dân sẽ chuyển sang sử dụng mạng này vào cuối năm nay. Một số khu vực ở Úc sẽ có mạng 5G vào cuối năm nay. Trong khi đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông sẽ triển khai các chương trình 5G vào năm tới.

Một nghiên cứu của Intel cho thấy 95% cán bộ cấp cao trong các doanh nghiệp công nghệ tin rằng mạng 5G sẽ là một trong những công nghệ quan trọng nhất trong 50 năm tới. Phần lớn công nghệ tận dụng mạng 5G vẫn chưa được tạo ra, nhưng hiện nay có thể thấy mạng 5G sẽ ảnh hưởng đến bất động sản theo một số cách nhất định.

Mạng 5G đặt ra những yêu cầu nhất định về cơ sở hạ tầng, có thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu tòa nhà, vì mạng 5G cần mạng lưới nhiều nút mạng hơn, với các nút nhỏ hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

6 thông điệp Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam gửi tới các doanh nghiệp bất động sản

Trong nửa đầu năm 2019, thị trường bất động sản chịu nhiều tác động khách quan cũng như chủ quan, các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn và thị trường đã ghi nhận sự sụt giảm về nguồn cung.

Trước bối cảnh ấy, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã có 6 thông điệp lớn gửi tới các doanh nghiệp hội viên.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Một là, cùng với việc trở thành quốc gia đông dân thứ 15 thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đồng thời cũng là quốc gia có sự gia tăng nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị hàng đầu trong khu vực. Cơ cấu dân số Việt Nam là nguồn cầu chính và bền vững của thị trường nhà ở do xuất phát từ nhu cầu mua để ở thực.

Sự di dân kết hợp với tăng trưởng dân số tự nhiên tạo ra nhu cầu lớn về nhà ở tại các đô thị như Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, kể từ giữa 2018 đến nay, thay vì bổ sung thêm nguồn cung, các sản phẩm mới ra thị trường lại tiếp tục theo xu hướng nhỏ giọt.

Đặc biệt, từ đầu năm 2019, số lượng dự án mở bán mới ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay, chẳng hạn như tại TP.HCM chỉ có 3 dự án mới được ra mắt trong 6 tháng qua. Như vậy, dự báo nguy cơ tiếp tục thiếu hàng thời điểm cuối năm 2019 và trong trung hạn (2020 - 2022).

Hai là, gần đây, tái xuất hiện tình trạng phân lô bán nền tràn lan và các đợt sốt ảo giá đất tại một số địa phương. Thậm chí phân lô, bán nền trên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; Mua bán, chuyển nhượng nhà, đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý.

Việc phân lô bán nền không giải quyết được được sự tích đọng cho quy mô của nền kinh tế mà còn tạo ra sự lởm khởm về quy hoạch cũng như gây ra ách tắc giao thông, gây ra sự lộn xộn lớn cho bộ mặt đô thị....

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top