Aa

Hàng chục nghìn BĐS nghỉ dưỡng đứng trước thách thức lớn

Thứ Hai, 24/04/2017 - 15:02

Thuế ủy quyền bất động sản: Không nên "đánh" người ngay; Cứ tưởng mua đất nền là lời, ít ai lường rủi ro này; Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra việc 'xẻ thịt' 6.000 mét vuông đất công; 7 năm góp vốn chưa được nhận nhà: Chủ đầu tư The Garden Hill "xuống nước", Hàng chục nghìn BĐS nghỉ dưỡng đứng trước thách thức lớn… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Hàng chục nghìn BĐS nghỉ dưỡng đứng trước thách thức lớn

Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2017 được Savills Việt Nam công bố gần đây đã dành nhiều thời lượng để phân tích phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vốn phát triển rất mạnh mẽ thời gian gần đây. Dù đánh giá đây vẫn là phân khúc thu hút cả chủ đầu tư và người mua với sự phát triển của du lịch Việt Nam, song nhiều số liệu cho thấy khả năng lấp đầy và sinh lời như kỳ vọng đối với hàng chục nghìn bất động sản được đưa ra thị trường vẫn là dấu hỏi lớn.

Savills Việt Nam nhận định phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam trong 3 năm tới sẽ gặp khá nhiều thách thức. Ảnh minh hoạ.

Savills Việt Nam nhận định phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam trong 3 năm tới sẽ gặp khá nhiều thách thức. Ảnh minh hoạ.

Theo ông Troy Griffiths - Phó tổng giám đốc điều hành Savills Việt Nam, luỹ kế đến cuối năm 2016, số căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng được hoàn thiện và đưa ra thị trường là hơn 5.000 thì sau 3 năm nữa, con số sẽ tăng gấp hơn 4 lần. Trong giai đoạn 2017-2019, nhìn chung số lượng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được mở bán lũy kế mỗi năm sẽ dao động trong khoảng 27.000-29.000 căn.

Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc - 3 trọng điểm du lịch của Việt Nam bên cạnh Hà Nội, TP HCM đều có tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế mạnh, đặc biệt khi nhiều chuyến bay thẳng quốc tế mới được phát triển.

Xem chi tiết tại đây.

GS Đặng Hùng Võ: Pháp luật đất đai của Việt Nam có 3 lỗ hổng lớn

GS Đặng Hùng Võ cho rằng cái khó của Việt Nam hiện nay là phải vận hành chế độ công hữu đất đai trong cơ chế thị trường. Chúng ta phải đưa ra một cách thức là công nhận quyền sử dụng đất là tài sản và vận hành nó trong cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể chấp nhận tới một mức độ nhất định. Càng về lâu dài, nó càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và tương lai sẽ phát sinh ra nhiều câu chuyện. 

“Chúng ta đã bắt đầu đưa (chế độ công hữu đất đai - PV) vào luật từ năm 1993 và cho đến nay chúng ta thấy lỗ hổng này ngày càng rộng ra, tồn tại nhiều điểm bất hợp lý. Ví dụ như giá quyền sử dụng đất, trong lý luận về giá hàng hóa thì giá về quyền sử dụng đất là một thứ rất trừu tượng, đôi khi nó lệch với cái thửa đất đang tồn tại trên thực tế nữa…”, GS Võ nói.

Theo GS Võ, cơ chế Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư được xác lập tại Luật Đất đai năm 1987. Nhưng thời đấy chưa có chính sách hỗ trợ tái định cư, tức là Nhà nước thu hồi đất, nếu ai còn nhu cầu sử dụng đất thì Nhà nước sẽ giao đất khác, không thì coi như Nhà nước thu hồi không.

Xem chi tiết tại đây.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra việc "xẻ thịt" 6.000 mét vuông đất công

Trước thông tin báo chí phản ánh về việc hơn 6.000 mét vuông đất công bị "xẻ thịt" cho các nhà hàng, quán ăn, trông xe không phép thuê sai mục đích, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã có yêu cầu quận Ba Đình rà soát và báo cáo trước ngày 25/4.

Cụ thể, kiểm tra, rà soát xử lý thông tin báo nêu về việc quản lý, sử dụng đất tại phố Phan Kế Bính, phường Cống Vị, quận Ba Đình mà trước đó UBND thành phố Hà Nội ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Đa Quốc gia với tổng số diện tích 6.078m2.

Xem chi tiết tại đây.

Cứ tưởng mua đất nền là lời, ít ai lường rủi ro này

Chị Hồng Hạnh, sống tại quận 2 mua một lô đất nền ở quận 9 rộng 70m2 từ một chủ đất vào đầu năm 2016. Thửa đất của chị được phân lô với trên 100 nền có diện tích từ trên 60 - 100m2/nền. Toàn bộ thửa đất đã có hai đường nhựa rộng 6m, hai đường rộng 8m và một đường rộng 8m chia các khu đất ra thành các lô vuông vức.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chị Hạnh đã đóng đủ toàn bộ số tiền của mảnh đất và chờ ra sổ. Tuy nhiên, sau hơn một năm mua lô đất trên, chị vẫn chưa nhận được sổ đỏ mang tên mình. Chị Hạnh cũng đã nhiều lần liên lạc tới chủ đất và hỏi Phòng Tài nguyên – Môi trường quận để hỏi thì nhận được câu trả lời là “lô đất của chị mua bị dính quy hoạch, thế nên hiện tại việc ra sổ chưa thể hoàn thiện được”.

Hiện tại, do cần vốn làm ăn, chị Hạnh dự định bán lô đất trên nhưng dù rao bán cả mấy tháng nay, chị vẫn không thể bán được trong khi đất nền quận 9 đang sốt nóng.

Xem chi tiết tại đây. 

Thuế ủy quyền bất động sản: Không nên "đánh" người ngay

Theo thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính, nếu ủy quyền cho người khác chuyển nhượng nhà thì chủ sở hữu là người ủy quyền phải nộp thuế. Đồng thời, người được ủy quyền có thu nhập từ việc nhận ủy quyền cũng đóng thuế.

Ví dụ, A ủy quyền cho B bán nhà cho C thì A đóng thuế ủy quyền (trừ khi A chỉ có căn nhà duy nhất hoặc B là vợ, chồng, cha, mẹ, anh, chị, em... của A), B vẫn phải đóng thuế (trừ khi B không có thu nhập từ việc bán nhà cho A).

Đã có rất nhiều ý kiến đề nghị bãi bỏ thuế ủy quyền trên vì không có cơ sở pháp lý và cũng không có căn cứ để cho là tiền bán nhà mà A nhận được không phải của C mà thực ra là của B. Bởi lẽ bản chất của việc ủy quyền là cho phép người khác thay mặt mình thực hiện các quyền về sở hữu nhà chứ không phải là chuyển giao quyền sở hữu nhà. Theo Bộ luật dân sự, người khác ấy có thể là người thân mà cũng có thể là người ngoài tùy theo sự chọn lựa, tin cậy của chủ sở hữu.

Thế nhưng, ngay từ khi ban hành văn bản chỉ đạo thu thuế ủy quyền trước khi có thông tư 111/2013, Tổng cục Thuế đã quả quyết giữa A - B - C có sự lách thuế.

Thay vì A bán cho B rồi B bán cho C ứng với việc hai chủ sở hữu nhà là A và B đều lần lượt đóng thuế, người mua B có thể lách thuế bằng cách nhận ủy quyền để chỉ có mỗi A phải đóng khi B bán lại cho C. Từ suy đoán này mà Bộ Tài chính đã ban hành thông tư quy định như trên.

Xem chi tiết tại đây.

7 năm góp vốn chưa được nhận nhà: Chủ đầu tư The Garden Hill "xuống nước"

Tại buổi trả lời báo chí diễn ra mới đây, ông Vũ Văn Huề - Giám đốc Công ty Đức Phương thừa nhận, trong số 63 khách hàng đã ký thoả thuận với Công ty CP Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội mới về việc góp vốn đầu tư dự án chung cư tại 99 Trần Bình do Công ty TNHH Đức Phương làm chủ đầu tư thì hiện tại 90% khách hàng đã đạt được thỏa thuận với chủ đầu tư bằng hình thức ký hợp đồng mới, đối với 10% khách hàng cũ sẽ được công ty giải quyết triệt để.

Để đi đến tiếng nói chung với số khách hàng cũ, chủ đầu tư đã 'xuống nước' bằng cách đồng ý chiết khấu 15% so với giá bán cộng với hỗ trợ lãi suất cho khoản tiền 25% mà khách hàng đã góp vốn. Khách hàng nào không có nhu cầu tham gia tiếp sẽ hoàn lại tiền mà khách hàng đã góp vốn cộng với lãi suất. 

The Garden Hill đang được xây dựng đến tầng 24 và dự kiến sẽ được cất nóc vào tháng 4/2017.

The Garden Hill đang được xây dựng đến tầng 24 và dự kiến sẽ được cất nóc vào tháng 4/2017.

Cụ thể, với một căn hộ diện tích 92m2, khách hàng mua với giá bán hiện tại là 2.830.000.000 đồng/căn hộ. Theo đó, số tiền khách hàng được chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất khoảng 135 triệu đồng, số tiền được chiết khấu khoảng 425 triệu đồng… Sau khi trừ đi các khoản hỗ trợ từ chủ đầu tư thì khách hàng phải bỏ ra hơn 1,8 tỷ đồng để sở hữu căn hộ.

“Chúng tôi đàm phán thành công với hơn 50 khách hàng họ đều vui vẻ ký hợp đồng mới. Những khách hàng còn lại chúng tôi chưa kết nối được do họ ở nước ngoài hoặc đi xa chưa về nên chưa biết được điều kiện họ muốn là gì?” – ông Huề cho biết.

Xem chi tiết tại đây.

“Vỡ trận” Luật Quy hoạch

Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - cho rằng trong phần điều chỉnh quy hoạch (Luật Quy hoạch) chỉ có một điều: cấp nào phê duyệt thì thì cấp đó điều chỉnh. Tuy nhiên, luật lại không nói quy trình điều chỉnh phải tuân thủ như quy trình xây dựng quy hoạch. Thế nên, chỉ cần lãnh đạo Thành phố phê vào góc đơn, góc công văn hay ra một quyết định đơn lẻ là thay đổi hết. Cái đó rất tùy tiện, rất nguy hiểm..

Theo quy hoạch chung, một Hà Nội mở rộng về mọi mặt được mong chờ và hy vọng sẽ mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho Hà Nội. Sau quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết cũng đã từng bước được triển khai.

Nhiều chuyên gia cho rằng chính việc quy hoạch liên tục được điều chỉnh dẫn tới hệ lụy như hiện nay và đây chính là kẽ hở chính dẫn tới các đô thị bị “vỡ trận”.

Nhiều chuyên gia cho rằng chính việc quy hoạch liên tục được điều chỉnh dẫn tới hệ lụy như hiện nay và đây chính là kẽ hở chính dẫn tới các đô thị bị “vỡ trận”.

Tuy nhiên, chứng kiến thực tế hiện nay, ai cũng phải lắc đầu ngao ngán, nhiều chuyên gia cho rằng chính việc quy hoạch liên tục được điều chỉnh dẫn tới hệ lụy như hiện nay và đây chính là kẽ hở chính dẫn tới các đô thị bị “vỡ trận”

Bình luận về điều này, Luật gia Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam, cho rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho một đô thị lớn không đơn giản như việc bạn xây một căn nhà, có thể phá đi xây lại tùy theo khả năng, nhu cầu, sở thích… Do đó, phương án quy hoạch là hết sức quan trọng, chỉ cần “sai một li là đi một dặm”.

Ông Hậu cho hay, ở các nước trên thế giới, hạ tầng công trình đô thị của họ được xây dựng cách đây hàng trăm năm nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu về tự nhiên, kĩ thuật…cho đến thời điểm hiện tại, vẫn phục vụ tốt cho cuộc sống của người dân, và nếu có trục trặc thì cũng chỉ là một vài vấn đề nhỏ có thể khắc phục. Điểm khác biệt ở đây chính là “tầm nhìn xa rộng”, “sự đầu tư” “tính khả thi” và “vì lợi ích cộng đồng” trong công tác quy hoạch.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top