Aa

Hé lộ thêm về dự án Thảo Điền Sapphire bị phạt 1 tỷ đồng vì xây sai phép

Thứ Tư, 14/06/2017 - 13:59

Hé lộ thêm về dự án Thảo Điền Sapphire bị phạt 1 tỷ đồng vì xây sai phép; Hà Nội: Nhiều "ông lớn" địa ốc giỡn mặt bà hỏa bắt dân chịu trận; Kiểm toán việc quản lý đất đai nhiều dự án lớn; Hà Nội đã cấp "sổ đỏ" cho đất mua bán viết tay; Siêu dự án tỷ đô tại Đà Nẵng nợ thuế hơn 240 tỷ đồng… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Hé lộ thêm về dự án Thảo Điền Sapphire bị phạt 1 tỷ đồng vì xây sai phép

Theo tìm hiểu của phóng viên trên một số trang BĐS, dự án Thảo Điền Sapphire (tên thương mại Holm Residence) vẫn đang chào bán ra thị trường. Cụ thể dự án này đang được tiếp thị với 3 dòng sản phẩm biệt thự sân vườn, biệt thự có hồ bơi và biệt thự ven sông với giá bán từ 45 tỷ đến hơn 100 tỷ đồng/căn. 

Vấn đề được khách hàng và dư luận quan tâm là dù đang bị xử phạt và chưa thực hiện xong đóng phạt 1 tỷ đồng cùng việc phá dỡ các công trình sai phạm “nhìn giống” hồ bơi nhưng vẫn thực hiện việc quảng bá, rao bán sản phẩm.

Khoảng 11 căn biệt thự phải phá dỡ hồ bơi vì vi phạm khoảng lùi sông Sài Gòn.

Khoảng 11 căn biệt thự phải phá dỡ hồ bơi vì vi phạm khoảng lùi sông Sài Gòn.

Vào tháng 7/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã chính thức công bố 77 dự án bất động sản trên địa bàn đang bị chủ đầu tư mang đi thế chấp ngân hàng. Trong đó Dự án chung cư thấp tầng tại thửa 301, tờ 16, phường Thảo Điền (Dự án Thảo Điền Sapphire) của Công ty Cổ phần TDS thế chấp tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, VIB Bank – Chi nhánh Sài Gòn từ ngày 22/10/2015.

Được biết, Dự án Thảo Điền Sapphire được Công ty TNHH MTV Phát triển GS Sài Gòn chuyển nhượng lại cho Công ty cổ phần TDS vào cuối năm 2014, tổng mức đầu tư dự án khoảng 522 tỷ đồng. 

Xem chi tiết tại đây.

Kiểm toán việc quản lý đất đai nhiều dự án lớn

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành quyết định kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất khu đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2013 - 2016.

Theo đó, đơn vị sẽ kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất tại nhiều dự án lớn trên địa bàn TP. Hà Nội như Dự án khu nhà cao tầng CT2 - Khu đô thị thành phố Giao lưu do Công ty cổ phần Ngôi sao An Bình làm chủ đầu tư; Dự án 82 Nguyễn Tuân do Công ty TNHH Thống Nhất - Bắc Việt làm chủ đầu tư; Dự án xây dựng khu nhà ở Trúc Khê, 58 Trúc Khê, phường Láng Hạ, quận Đống Đa do Công ty cổ phần Viễn Đông Invest làm chủ đầu tư; Dự án Khu nhà ở hỗn hợp tổ 51 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Văn Phú - Trung Kính làm chủ đầu tư…

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội đã cấp "sổ đỏ" cho đất mua bán viết tay

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên& Môi trường Hà Nội cho biết, hiện các quận, huyện đang triển khai việc cấp 'sổ đỏ' với những trường hợp mua bán bằng giấy tờ viết tay không chờ thông tư hướng dẫn. Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội cấp được hơn 1,4 triệu 'sổ đỏ' lần đầu (bao gồm cả trường hợp mua bán giấy tờ viết tay).

Theo ông Nghĩa, Nghị định 01/2017 (hiệu lực từ 3/3/2017), người dân mua bán bằng giấy tờ viết tay từ ngày 1/7/2004 đến trước 1/1/2008 sẽ được hợp thức hóa, cấp sổ đỏ. Khoản 44 Điều 2, Nghị định 01 nêu cụ thể về trình tự thủ tục thời hạn giải quyết hồ sơ. Thậm chí, chia đến từng ngày, rất công khai minh bạch. Thời gian cấp sổ giảm dần từ 60 - 42 - 30 và đến nay, Sở Tài nguyên& Môi trường rút ngắn còn 20 ngày.

“Có nhiều nội dung quy định tại Nghị định 01 có thể thực hiện được ngay. Trên thực tế, chúng tôi đã trình UBND Thành phố ban hành văn bản sửa đổi Quyết định 37 về đăng ký đất đai và tài sản khác chứ không chờ Thông tư hướng dẫn”, ông Nghĩa nói.

Xem chi tiết tại đây.

Siêu dự án tỷ đô tại Đà Nẵng nợ thuế hơn 240 tỷ đồng

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản thống nhất theo đề xuất của Cục Thuế thành phố về việc công bố công khai các dự án BĐS chưa nộp tiền sử dụng đất tính đến thời điểm 31/5/2017.

Theo danh sách của Cục Thuế đến ngày 31/5, có 4 doanh nghiệp với 5 dự án BĐS bị “bêu tên” do nợ (chưa nộp Tiền sử dụng đất) hơn 376 tỷ đồng.

Phối cảnh Khu Đô Thị Golden Hills Đà Nẵng.

Phối cảnh Khu Đô Thị Golden Hills Đà Nẵng.

Cụ thể: Công ty Cổ phần Trung Nam nợ hơn 295 tỷ đồng Tiền sử dụng đất tại 2 dự án với gồm: khu đô thị Golden Hills tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu và xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang với 244,1 tỷ đồng; Vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài tại phường Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu và xã Hòa Liên, Hòa Vang với 50,9 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây.

Thị trường BĐS Việt Nam: Vẫn còn “gót chân Asin”

Theo đánh giá của Vietnamreport, ngoại trừ một số tên tuổi lớn trong ngành, ví dụ như Coteccons, Hòa Bình Corp, Vingroup, Novaland... thì nhìn chung các doanh nghiệp BĐS vẫn có quy mô vốn còn ở mức khiêm tốn, tiềm lực thiết kế, thi công còn yếu nên các dự án trên thị trường là phổ biến là các dự án có quy mô nhỏ, manh mún (cá biệt còn có một số dự án đã thực hiện xong nhưng chưa có sự kết nối với hạ tầng). Tinh thần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến tình trạng cạnh tranh phá giá trên thị trường. Trong khi đó việc đầu tư các dự án BĐS rất cần các doanh nghiệp liên kết để có tiềm lực lớn.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực (năm 2016 đã giảm được 98.975 tỷ đồng, tương ứng giảm 76,99% so với năm 2013) tuy nhiên tình hình tồn kho BĐS vẫn chưa được giải quyết triệt để, còn nhiều doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của các dự án.

“Thương hiệu còn mờ nhạt vẫn là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay. Khá nhiều doanh nghiệp còn mang tư duy làm ăn “chụp giật”, lừa gạt khách hàng gây mất uy tín chung cho các doanh nghiệp trong ngành đơn cử như dự án Long Phụng Residence hay Petro Vietnam Landmark tại TP.HCM”, báo cáo Vietnamreport cho biết.

Xem chi tiết tại đây.

Dự án khủng tại TP.HCM: Thay “áo” mới liệu số phận có khác?

Thuận Kiều Plaza nằm ngay mặt tiền đường Hồng Bàng, quận 5 thuộc khu Chợ Lớn, được xây dựng bởi Công ty xây dựng thương mại Sài Gòn 5 hợp tác cùng Công ty Kings Harmony Intl Ltd (Hong Kong, tổng vốn đầu tư gần 60 triệu USD. Dự án gồm 3 tòa tháp có chức năng căn hộ (gần 650 căn), văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại - giải trí, nhà xe và các tiện ích khác.

Từng là nơi kinh doanh sầm suất nhưng sau khoảng 20 năm tồn tại thì dự án này bỗng trở nên hoang tàn, không người lui tới. Nhiều lời đồn đoán nơi đây bị “ám” nhưng các chuyên gia thì cho rằng dự án thất bại bởi thiết kế không phù hợp với trần nhà thấp lè tè, bí bách.

Thuận Kiều Plaza nay có tên mới và màu sơn mới - Ảnh: Huyền Châm.

Thuận Kiều Plaza nay có tên mới và màu sơn mới - Ảnh: Huyền Châm.

Đến năm 2005, CTCP đầu tư An Đông (thuộc Vạn Thịnh Phát) đã thâu tóm dự án này. Khi đó, chủ mới dự định sẽ đập đi để xây mới dự án. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy nơi đây chỉ được tô thêm nước sơn bên ngoài tòa nhà và cho sửa chữa lại khu trung tâm thương mại, với tên gọi mới là The Garden Mall.

Được biết chủ đầu tư mới mở cho thuê phần trung tâm thương mại còn khu căn hộ chưa biết khi nào mới mở bán. Nhưng rõ ràng nếu chỉ với những thay đổi sơ sơ ở trên thì nhiều người quan ngại số phận của dự án này sẽ khó đổi. Căn hộ nhỏ thì có thể chấp nhận nhưng với vị trí vàng trung tâm khu Chợ Lớn, cùng với số vốn đổ vào thì dễ gì chủ đầu tư chịu bán với giá mềm. Trong khi cùng khu hiện dự án tầm 1-2 tỷ mọc lên như nấm.

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội: Nhiều "ông lớn" địa ốc giỡn mặt bà hỏa bắt dân chịu trận

Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có gần 800 công trình nhà chung cư cao tầng. Theo kết quả rà soát, thống kê của Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội, tính đến ngày 31/5, trên địa bàn còn 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng. Theo danh sách 79 công trình vi phạm về PCCC thì các công trình vi phạm trải đều từ chung cư cao cấp tới giá rẻ.

Danh sách này, có nhiều công trình của các “ông lớn” địa ốc xem thường các quy định về PCCC như: Tòa nhà Golden West (lô 2.5 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội); Tòa CT1, CT2, CT3 Xa La (khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông); Dự án chung cư Diamond Flower Tower (Lê Văn Lương, Thanh Xuân), Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn) do Công ty cổ phần ACC Thăng Long làm chủ đầu tư...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top