Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất - công trình trọng điểm mang tính biểu tượng của TP. HCM đã chính thức hoàn thành và được đưa vào khai thác vào hôm nay 17/4/2025.
Điều này đã đánh dấu chính thức bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông đô thị.
Theo đó, kế hoạch khai thác nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được đẩy tiến độ sớm hơn so với dự kiến trước đó nhằm đảm bảo cho người dân TP. HCM cũng như các hành khách trên cả nước yên tâm được sử dụng và trải nghiệm nhà ga mới vào đúng dịp cao điểm dịp lễ 30/4-1/5, hạn chế tình trạng ùn tắc tại sân bay như trước đó.

Thời điểm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất được xây dựng. Ảnh: Internet
Theo như thiết kế, cổng vào nhà ga T3 nằm trên đường 18E và C2, phường 12, quận Tân Bình. Tại nhà ga T3, các quầy làm thủ tục của Vietnam Airlines được bố trí tại tầng 3 (cánh phía đông), trong khi phòng khách Bông Sen nằm tại tầng 4.
Nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được duyệt có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi với tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500m2.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất chính thức đi vào vận hành. Ảnh: Báo Dân trí
Theo đó, Nhà ga T3 sẽ bố trí 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy thả hành lý tự động và 42 ki ốt check-in, 27 cửa ra máy bay trong đó có 13 cửa bằng ống lồng và 14 cửa bằng xe buýt; nhà ga sẽ có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến với 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách, trong đó có 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu vực riêng biệt phục vụ khách VIP, thương gia và khách ưu tiên.
Ngoài hạ tầng hiện đại, nhà ga T3 còn được thiết kế như một tổ hợp vận hành thông minh, nơi không gian và công nghệ được tổ chức tối ưu nhằm phục vụ dòng hành khách khổng lồ mỗi ngày.

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất giúp giảm tải cho các nhà ga khác. Ảnh: Báo Dân trí
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong tổng thể công trình chính là khu nhà xe quy mô lớn, gồm hai tầng hầm và bốn tầng nổi, đi kèm là khối nhà để xe máy ba tầng - tất cả được liên kết linh hoạt qua hệ thống hành lang cầu khép kín.
Tổng diện tích sàn sử dụng lên tới 130.000m2, đủ sức đáp ứng nhu cầu đỗ xe cho hàng chục nghìn lượt phương tiện ra vào mỗi ngày. Khi nhà ga mới chính thức đi vào hoạt động, dòng hành khách sẽ được điều tiết rõ rệt giữa ga mới và ga T1 hiện hữu.
Nhờ đó, tài xế cũng có thể tiếp cận và đón khách dễ dàng, hạn chế tình trạng ùn ứ tại cửa ga, đồng thời mở ra cơ hội tái tổ chức luồng giao thông, phương án vận hành tại T1 một cách khoa học và hợp lý hơn.
Khu nhà để xe thuộc dự án Nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có quy mô lớn, gồm hai tầng hầm và bốn tầng nổi, cùng với khối nhà để xe máy ba tầng. Các hạng mục này được kết nối linh hoạt thông qua hệ thống hành lang cầu khép kín, tạo điều kiện thuận tiện cho việc di chuyển nội khu.
Tổng diện tích sàn sử dụng lên đến 130.000m2, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đỗ xe cho hàng chục nghìn lượt phương tiện mỗi ngày. Khi Nhà ga T3 chính thức vận hành, lưu lượng hành khách sẽ được phân bổ hợp lý giữa ga mới và ga T1 hiện hữu, giúp giảm tải và điều tiết hiệu quả dòng người ra vào sân bay.
Việc phân luồng giao thông được kỳ vọng sẽ giúp các tài xế tiếp cận nhà ga thuận lợi hơn, hạn chế ùn tắc tại khu vực cửa ga. Đây cũng là cơ hội để tái tổ chức phương án vận hành và giao thông tại ga T1 một cách khoa học, hợp lý.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Lê Khắc Hồng, Trưởng Ban dự án Nhà ga T3, cho biết ga mới sẽ được tích hợp đa dạng công nghệ và tiện ích hiện đại, hướng tới mô hình "thành phố hàng không" – một xu hướng phổ biến tại các sân bay lớn trên thế giới, nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
"Chúng tôi sẽ mang mô hình 'thành phố hàng không' triển khai tại ga T3, nhằm tăng trải nghiệm cho hành khách và cả những người đến tiễn, đón. Đây sẽ là điểm tiếp xúc văn minh, hiện đại", ông Hồng nói.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, Tân Sơn Nhất hiện là sân bay lớn nhất cả nước với diện tích khai thác hơn 1.500ha, dẫn đầu về sản lượng hàng hóa và lượng hành khách phục vụ hàng năm. Tuy nhiên, sau khi sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) hoàn thành và đi vào hoạt động, cơ sở này sẽ trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam với quy mô lên tới 5.000ha.