Hướng đi mới cho các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Việc xuất hiện các loại hình sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng mới và các chủ đầu tư tìm đến những vùng đất mới, tiềm năng sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
Nghiên cứu của Savills cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam không chỉ thể hiện ở hai năm gần đây mà trong suốt một thập kỷ vừa qua với tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế được ghi nhận cao gấp ba lần so với tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu và gấp hai lần so với tỷ lệ tăng trưởng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 2018 thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã xuất hiện nhiều dự án đang được hoạch định, triển khai xây dựng và một số thương hiệu, loại hình sản phẩm mới đi vào hoạt động. Nguồn cầu cũng gia tăng ấn tượng với tỷ lệ tăng trưởng lượt khách quốc tế đạt 21% (trong 11 tháng đầu năm 2018 so với 11 tháng năm 2017), dù giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm trước nhưng đây vẫn được xem là con số ấn tượng so với các điểm đến khác trong khu vực.
Một điều đáng chú ý trên thị trường bất động sản là sự xuất hiện các thị trường nghỉ dưỡng mới nổi. Bên cạnh Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc là sự xuất hiện của Quảng Ninh.
TP.HCM nhiều dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư trong năm 2019
Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có buổi làm việc với Sở Kế hoạch và đầu tư để phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2019. Theo đó, TP.HCM kêu gọi tập trung đầu tư các dự án trọng điểm.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu hệ thống hóa lại các dự án trọng điểm đang chậm tiến độ, trong năm 2019 phải tập trung mời gọi đầu tư một số dự án. Nhằm đẩy nhanh tiến độ, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong giao Sở KH&ĐT thời gian tới phải trình kế hoạch kêu gọi đầu tư để đầu tháng 3 tổ chức thực hiện.
Cụ thể, một số dự án trọng điểm được ông Nguyễn Thành Phong nhắc đến như: Dự án 164 Đồng Khởi, dự án tháp Kim Cương, Bình Quới - Thanh Đa, dự án 7,1ha đang kêu gọi đầu tư, 9 lô đất ở Thủ Thiêm đang bán đấu giá...
Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, trong năm 2018 Sở đã cấp chứng nhận đăng ký thành lập mới cho hơn 43.000 doanh nghiệp (tăng 3,6% so với năm 2017) với tổng vốn đăng ký gần 590.000 tỷ đồng (giảm 3,4% so với năm 2017).
Đến thời điểm tháng 1/2019, TP chỉ có khoảng 7.400 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên, chỉ chiếm 1,99%, trong khi có tới 86,9% là doanh nghiệp siêu nhỏ. Ông Phong đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư báo cáo rõ hơn về số doanh nghiệp này, ông sẽ có kế hoạch gặp gỡ các doanh nghiệp.
Nhà đầu tư "đổi vị" tìm kiếm sản phẩm nghỉ dưỡng truyền thống
Một trong những thị trường được xem là "thỏi nam châm" hút dòng tiền của nhà đầu tư trong năm 2019 là bất động sản nghỉ dưỡng. Giới chuyên gia dự báo, trong năm 2019, nhiều phân khúc có khả năng tạo nên điểm nóng cục bộ. Tuy nhiên, khẩu vị của nhà đầu tư đang đang có xu hướng tìm về các sản phẩm nghỉ dưỡng truyền thống.
Sau giai đoạn khủng hoảng, bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc mạnh mẽ với sự bung hàng ồ ạt của mô hình căn hộ khách sạn condotel, hometel. Loại hình mới mẻ này chiếm lĩnh nguồn cung và giao dịch, tạo nên sức nóng của thị trường nghỉ dưỡng những năm qua. Tuy nhiên, từ năm 2018, mô hình trên đã giảm sức hút, dẫn tới sự giảm tốc của thị trường. Đáng chú ý, giới đầu tư đang có xu hướng đổ tiền vào các sản phẩm nghỉ dưỡng truyền thống, vốn hiện diện từ trước khi "cơn bão" condotel đổ bộ là biệt thự biển, chung cư biển.
Ở góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Trọng Thức, Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, CBRE Việt Nam phân tích, trong tương lai, tăng trưởng ngành du lịch có thể được tiếp tục dẫn dắt bởi tăng trưởng giao thương và sự cải thiện hơn nữa về cơ sở hạ tầng, qua đó góp phần thúc đẩy phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng phát triển.
Đâu là "điểm nóng" của thị trường bất động sản Việt Nam 2019?
Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng trong năm 2019 sẽ vẫn là 3 "miền đất hứa" của các nhà đầu tư.
Nhóm chuyên gia của Công ty Savills vừa đưa ra một số nhận định về thị trường bất động sản 2019, trong đó nhìn nhận có 3 thành phố sẽ là tâm điểm của thị trường trong năm nay.
Theo đó, Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM tiếp tục được các chuyên gia kỳ vọng sẽ là những "điểm nóng" của thị trường với tính thanh khoản tiếp tục được giữ vững ở một số phân khúc vốn được giới đầu tư chú ý trong 2018.
Giám đốc bộ phận kinh doanh nhà ở miền Bắc và miền Trung của Savills Dương Đức Hiển cho hay, riêng tại Hà Nội, những dự án tầm trung trong năm 2018 được thị trường đón nhận rất tốt, đặc biệt là ở các phân khúc biệt thự, biệt thự liền kề, nhà phố cũng như một số phân khúc đất nền.
Giảm dự trữ bắt buộc không đồng nghĩa sẽ bơm tiền ra tương ứng
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định là mức tối thiểu, thực tế các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vượt con số này và được hưởng lãi trên phần vượt.
Nhận định về dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà NHNN đang lấy ý kiến, Bộ phận phân tích khối khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Retail Research) cho rằng thực chất đây chỉ là quy định phù hợp với khoản 7 điều 148đ của Luật số 17/2017/QH14, không phải là nội dung mới.
Theo dự thảo Thông tư này, TCTC hỗ trợ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. TCTD hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của TCTD bị kiểm soát đặc biệt.
Trên thực tế, thông tin này sẽ không có nhiều tác động đến chính sách tiền tệ. Nguyên nhân bởi dự thảo đến thực tế có độ trễ thời gian khá lớn và ngay cả trong trường hợp được ban hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm của từng ngân hàng sẽ còn phụ thuộc vào khoản hỗ trợ thực tế. Khoản hỗ trợ thực tế sẽ được xem xét và chấp thuận rất chặt chẽ và có thể thấp hơn nhiều con số 50%.