Aa

Hưởng lợi từ hạ tầng và quy hoạch, BĐS khu Đông Sài Gòn “một bước lên hương"

Thứ Bảy, 15/04/2017 - 20:01

Khu Đông Sài Gòn (gồm quận 2 và quận 9) được biết đến như điểm nhấn về hạ tầng giao thông của TP. HCM trong thời gian qua với hàng loạt dự án “khủng. Bên cạnh đó, quy hoạch giãn dân của thành phố cũng là yếu tố khiến BĐS khu Đông “một bước lên hương” trong 2 năm trở lại đây.

Theo kế hoạch, trong số 250.000 tỷ đồng đầu tư cho giao thông TP. HCM giai đoạn 2010 – 2020, thì khu Đông chiếm tới 70% tổng vốn. Đến nay, nhiều dự án đã được đưa vào sử dụng như hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2, đại lộ Mai Trí Thọ, xa lộ Hà Nội, đường Võ Văn Kiệt, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây…

Cùng với đó, tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2020 hứa hẹn sẽ thay đổi diện mạo đô thị của khu vực này.

Nói như ông Marc Townsend (CBRE), thì “loại phương tiện vận tải hành khách mới này sẽ định nghĩa lại thị trường BĐS và quyết định sự thắng thua của các chủ đầu tư BĐS TP. HCM trong tương lai”.

Thống kê sơ bộ của Công ty Nghiên cứu Thị trường BeeGreen cho biết, có khoảng 30.000 căn hộ cho phân khúc cao cấp tung ra tại thị trường khu Đông trong giai đoạn 2015 - 2017. Trong khi đó, CBRE dự kiến đến năm 2017 nguồn cung căn hộ tại quận 2 và quận 9 sẽ tăng mạnh lần lượt là 58% và 200%. 

Tương tự, tổng diện tích sàn xây dựng các trung tâm thương mại dự kiến sẽ tăng 10% tại quận 2 trong vòng 3 năm tới, bao gồm nhưng không giới hạn trong các dự án Estella Heights (37.290 m2 sàn), Thảo Điền Pearl (20.400 m2 sàn), Lexington Residence và The Sun Avenue.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ định nghĩa lại thị trường BĐS và quyết định sự thắng thua của các chủ đầu tư BĐS TP. HCM trong tương lai.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên được cho là sẽ định nghĩa lại thị trường BĐS và quyết định sự thắng thua của các chủ đầu tư BĐS TP. HCM trong tương lai.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc phát triển các trạm tàu điện giúp mang lại diện mạo mới cho khu vực quanh đó, khiến giá đất tăng, các dự án địa ốc bùng nổ, các đơn vị bán lẻ và dự án văn phòng được dịch chuyển ra xa trung tâm hơn.

CBRE cho rằng, một tòa nhà, một công trình gần trạm trung chuyển công cộng sẽ có giá bán cao hơn những tòa nhà ở xa, do việc di chuyển từ đấy đến các địa điểm trung tâm gần hơn. Điều này đã được kiểm chứng tại một số quốc gia với giá bán nhà tại những nơi gần hệ thống giao thông công cộng có giá trị cao hơn từ 6 - 45%.

Bên cạnh đó, những khu vực có thị trường nhà đất phát triển mạnh và hệ thống giao thông công cộng đáng tin cậy sẽ giúp người dân kết nối hiệu quả với công việc và các điểm đến khác, mức chênh lệch giá cũng có thể cao hơn nhiều so với mức trung bình.

Ông Marc Townsend phân tích, lý do khu Đông sẽ tiếp tục trở thành điểm sáng trong thời gian tới, là bởi khu Đông rất gần trung tâm TP. HCM nên nhiều người muốn chọn mua ở đây. Vốn được xem là khu vực “nhà giàu xây biệt thự” và không dành cho tầng lớp bình dân, nhưng với sự tham gia của hàng loạt dự án căn hộ, chắc chắn khu Ðông sẽ thu hút đối tượng khách hàng đa dạng hơn.

CBRE nhận định rằng, khi tuyến metro khi đi vào hoạt động sẽ giúp khu vực trung tâm được kết nối dễ dàng với khu vực phía Đông Thành phố. “Trong tương lai, khi tuyến tàu này đi vào hoạt động, giá đất của khu vực cách ga tàu điện trong vòng 10 phút đi bộ có thể tăng 10 - 20% so với giá đất ở các khu vực khác”, CBRE dự đoán.

Thực tế thời gian qua, thị trường đã chứng kiến tín hiệu tốt về thanh khoản tại các dự án có vị trí gần tuyến metro. Cùng với các dự án giao thông đã đưa vào sử dụng kể trên, thị trường BĐS khu Đông dường như đang được “thổi bùng” sức sống.

Bên cạnh hạ tầng giao thông, một yếu tố không kém phần quan trọng đem lại sự sôi động của thị trường BĐS khu Đông những năm trở lại đây chính là quy hoạch.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) cho rằng, việc thị trường BĐS khu Đông TP. HCM phát triển mạnh trong 2 năm trở lại đây, một phần còn nhờ quy hoạch giãn dân của Thành phố. Đây là quy hoạch trọng tâm của TP. HCM đặt ra tại Đại hội Đảng các cấp khóa X, nhiệm kỳ năm 2016 - 2020, với mục tiêu chính là đưa dân cư từ trung tâm Thành phố ra các quận huyện vùng ven để xây dựng các thành phố vệ tinh.

thị trường BĐS khu Đông dường như đang được “thổi bùng” sức sống.

Thị trường BĐS khu Đông Sài Gòn dường như đang được “thổi bùng” sức sống.

Theo Chủ tịch HoREA, quy hoạch này được cho đã thực hiện thành công, bằng việc dân số về khu Đông sinh sống rất nhiều. Hiện nay, khu Đông là khu vực có nhiều dự án BĐS nhất TP. HCM.

Một quy hoạch nữa được cho là nhân tố thúc đẩy thị trường BĐS khu Đông sôi động là việc Thành phố phát triển quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp ra khu Đông để dễ kết nối với hệ thống cảng sông, kết nối Quốc lộ 1 và tam giác công nghiệp 4 tỉnh là Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu với TP. HCM.

Từ đây những khu công nghiệp, công nghệ cao hình thành mạnh mẽ như Khu công nghệ cao quận 9, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Khu chế xuất Linh Trung I, II…, sẽ thu hút nhiều chuyên gia nước ngoài, người lao động về làm việc ổn định lâu dài.

Phải thừa nhận rằng, việc thị trường khu Đông phát triển mạnh báo hiệu cho một sự tăng trưởng dài hạn và thịnh vượng tại nơi đây. Tuy nhiên, cơ hội phát triển mà khu Đông đang nắm giữ cũng tiềm ẩn trong đó nhiều rủi ro.

“Rủi ro nhất là trong trường hợp cơ sở hạ tầng không đi đúng như lộ trình, các dự án sẽ bị đình trệ. Hoặc đến thời điểm các nhà đầu tư đã đổ vào quá đông, thị trường sẽ trở nên rất cạnh tranh”, ông Marc Townsend dự báo.

Còn theo nhận định của giới kinh doanh địa ốc, nhiều dự án ra mắt tại các quận 2, 9, Thủ Đức một mặt làm sôi động thị trường và tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc, hàng hóa dồi dào thì cơ hội tăng giá lại không cao.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top