Aa

Kể từ nay, người dân cần đặc biệt tránh những hành vi này nếu không muốn lãnh hậu quả nặng nề

Thứ Năm, 08/05/2025 - 20:35

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, người dân cần biết để tránh gặp rắc rối.

Theo quy định, sẽ có một số mức phạt liên quan đến sổ đỏ mà người dân cần biết để tránh gặp rắc rối.

Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định rõ cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị xử phạt, các hành vi và mức phạt liên quan đến sổ đỏ như sau:

1. Chậm sang tên sổ đỏ

Căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi chậm đăng ký biến động sau khi đã thực hiện công chứng nhà đất.

Kể từ nay, người dân cần đặc biệt tránh những hành vi này nếu không muốn lãnh hậu quả nặng nề- Ảnh 1.

Theo quy định, sẽ có một số hành vi vi phạm liên quan đến sổ đỏ, nếu người dân không biết sẽ bị phạt rất nặng. Ảnh minh họa

Theo đó, mức phạt đối với hành vi chậm đăng ký biến động sau khi đã thực hiện công chứng nhà đất từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và buộc thực hiện việc đăng ký biến động đối với thửa đất.

Không chỉ bị phạt tiền, người sử dụng đất sẽ bị buộc thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định.

2. Không đăng ký đất đai lần đầu

Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, nếu người sử dụng đất cố tình không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu trong các trường hợp sau sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc phải thực hiện việc đăng ký đất lần đầu theo đúng quy định:

- Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê để sử dụng.

- Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký.

- Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký.

3. Chuyển nhượng đất không có sổ đỏ

Căn cứ quy định tại Điểm C Khoản 3 và Khoản 4 Điều 17 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi cố tình chuyển nhượng đất không sổ đỏ như sau:

Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa đủ điều kiện sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm.

Kể từ nay, người dân cần đặc biệt tránh những hành vi này nếu không muốn lãnh hậu quả nặng nề- Ảnh 2.

Chuyển nhượng đất không có sổ đỏ là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh minh họa

Ngoài mức phạt chính, người sử dụng đất còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

Buộc trả lại đất cho bên chuyển nhượng, bên cho thuê hoặc cho thuê lại, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

Chấm dứt hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nếu có phát sinh.

Nộp lại toàn bộ khoản lợi bất hợp pháp thu được từ giao dịch vi phạm.

Tiến hành đăng ký đất đai nếu thửa đất đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Trong trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức đã giải thể, phá sản hoặc là cá nhân đã qua đời không có người thừa kế hợp pháp hay đã di chuyển khỏi địa phương, và không thuộc diện bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Đất đai, thì bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm:

Tiến hành đăng ký đất đai;

Đồng thời thực hiện toàn bộ nghĩa vụ khắc phục hậu quả do bên chuyển quyền gây ra.

Tóm lại, nếu cố tình chuyển nhượng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là "sổ đỏ"), bên vi phạm có thể bị xử phạt từ 30 đến 50 triệu đồng (đối với cá nhân), và phải chịu các hậu quả pháp lý như:

Giao dịch mua bán vô hiệu;

Người mua phải trả lại đất;

Lợi nhuận thu được từ giao dịch trái luật phải nộp lại Nhà nước;

Trường hợp đủ điều kiện thì phải làm thủ tục đăng ký đất đai.

Lưu ý: Đối với tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ cao gấp đôi, tức từ 60 đến 100 triệu đồng, đồng thời vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khắc phục nêu trên.

4. Mua bán nhà đất bằng sổ đỏ giả

Tại Khoản 3,4 và 5 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định hành vi dùng sổ đỏ giả để mua bán nhà đất sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không chỉ xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tịch thu giấy tờ giả đã sử dụng và hủy bỏ toàn bộ kết quả thủ tục đăng ký biến động sử dụng hồ sơ giả khi chuyển nhượng.

Đối với những trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cần xem xét trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, người dân cần lưu ý các mức phạt này sẽ được áp dụng đối với cá nhân.

Trong trường hợp hành vi vi phạm là do tổ chức thực hiện sẽ bị phạt mức tiền gấp 02 lần mức phạt với cá nhân (khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).

5. Tự ý sửa thông tin trên sổ đỏ

Quy định tại khoản 1,4 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP chỉ rõ, hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa sổ đỏ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu sổ đỏ đã sửa chữa, tẩy xóa đó.

Ngoài ra, Điểm b Khoản 1 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định khi sổ đỏ đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ mới.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top