Việc thay đổi địa giới hành chính sẽ không làm mất đi hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ).
Theo đó, sổ đỏ đã cấp sẽ vẫn có giá trị về mặt pháp lý đầy đủ và không bắt buộc người dân phải đổi lại, trừ khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, dù không phải bắt buộc cấp lại sổ đỏ mới nhưng trong một số trường hợp cụ thể, người dân có thể cân nhắc cập nhật lại thông tin trên sổ đỏ, cụ thể:
1. Trong trường hợp khi thực hiện các thủ tục về hành chính có liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, đăng ký biến động mà muốn ghi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới cho đồng bộ với giấy tờ khác.
2. Trong trường hợp sổ đỏ bị rách, mờ, hư hỏng cần cấp đổi lại.
3. Trong trường hợp khi có thay đổi thông tin về người sử dụng đất như: Đổi tên, số CCCD, địa chỉ thường trú, tình trạng pháp lý của thửa đất.

Trong một số trường hợp, người dân nên xem xét việc điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ sau sáp nhập đơn vị hành chính. Ảnh minh họa
Như vậy, việc cấp đổi sổ đỏ trong các trường hợp nêu trên sẽ được thực hiện theo thủ tục chuẩn tại Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Mức lệ phí sẽ dao động từ 50.000 – 100.000 đồng tùy địa phương, không tính phí đo vẽ lại nếu không có thay đổi diện tích.
Quy trình cập nhật thông tin hành chính trên sổ đỏ (nếu có nhu cầu).
Các chuyên gia về pháp lý cho rằng người dân nên bình tĩnh tiếp nhận các thông tin từ nguồn tin chính thống. Nếu như không có nhu cầu chuyển nhượng hay thực hiện các giao dịch có liên quan đến đất đai thì không cần thiết phải cấp đổi sổ đỏ.
Những thay đổi về tên gọi hành chính cũng đã được các cơ quan Nhà nước thống nhất quản lý trên dữ liệu điện tử. Do đó, khi cần thông tin mới sẽ được cập nhập qua mã số thửa đất và cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia.