Aa

Kênh đào nhân tạo lớn nhất Việt Nam thời phong kiến: Đào tay suốt 5 năm với hơn 80.000 nhân công, là tuyến phòng thủ vững chắc cho biên giới Tây Nam

Thứ Sáu, 07/02/2025 - 10:51

Kênh đào nhân tạo này có từ xa xưa và đến nay đã tồn tại được hơn 200 năm, kết nối An Giang với Kiên Giang, đóng góp quan trọng vào quá trình khai hoang phục hóa cho vựa lúa miền Tây.

Trong hơn suốt 2 thế kỷ, kênh Vĩnh Tế đã phát huy được nhiều lợi ích, đặc biệt trong việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc khai hoang phục hóa vựa lúa miền Tây, vùng Tứ giác Long Xuyên.

Kênh Vĩnh Tế được đào từ năm 1819 với hơn 80.000 nhân công đào tay trong suốt 5 năm. Đến năm 1988, kênh Vĩnh Tế trở thành kênh mẹ, kết hợp với kênh T4, T5, T6 và một số kênh khác tạo nên mạng lưới thủy lợi dày đặc đưa nước ngọt từ sông Hậu vào sâu trong vùng Tứ giác Long Xuyên; giúp cung cấp nước tưới tiêu ổn định, rửa phèn, dẫn phù sa và tăng cường độ phì nhiêu cho đất, cải thiện điều kiện canh tác, làm cây lúa sinh trưởng tốt và đảm bảo cho năng suất cao.

Kênh Vĩnh Tế giúp cung cấp nước tưới cho khoảng 144.000ha trên tổng số gần 400.000ha đất nông nghiệp, từ đó giúp người nông dân có thể làm từ 1-3 vụ lúa/năm.

Kênh đào nhân tạo lớn nhất Việt Nam thời phong kiến: Đào tay suốt 5 năm với hơn 80.000 nhân công, là tuyến phòng thủ vững chắc cho biên giới Tây Nam- Ảnh 1.

Vị trí kênh Vĩnh Tế. Ảnh: Internet

Nhờ kênh Vĩnh Tế, Tứ giác Long Xuyên từ một vùng hoang hóa, nhiễm phèn nặng đã trở thành vùng trù phú, trọng điểm sản xuất lương thực của vùng ĐBSCL cũng như cả nước; với diện tích gieo trồng lúa từ 350.000-400.000ha, tổng sản lượng đạt khoảng 5-6 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 25% sản lượng của cả vùng ĐBSCL).

Theo chia sẻ từ một vài người dân, vùng nước này trước đây là mọt vùng đất hoang hóa, phèn nặng không trồng cấy gì được. Chỉ đến khi dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Đồng Tháp Mười do Thủ tướng Võ Văn Kiệt khởi xướng được triển khai, sau đó 3 năm, các tuyến kênh T4, T5, T6 đã hoàn thành, nối liền từ kênh Vĩnh Tế băng qua vùng Tứ giác Long Xuyên, xuyên qua 2 tỉnh là An Giang và Kiên Giang, đổ thẳng ra biển Tây.

Kênh đào nhân tạo lớn nhất Việt Nam thời phong kiến: Đào tay suốt 5 năm với hơn 80.000 nhân công, là tuyến phòng thủ vững chắc cho biên giới Tây Nam- Ảnh 2.

Kênh Vĩnh Tế là kênh đào nhân tạo lớn nhất Việt Nam thời kỳ phong kiến. Ảnh: Internet

Đồng ruộng từ đó được tháo chua, rửa phèn, thoát lũ và nước ngọt, phù sa đã tràn đồng, năng suất lúa của người dân tăng mạnh.

Theo ông Lê Hồng Quang - Bí thư Tỉnh ủy An Giang, kênh Vĩnh Tế là một công trình lịch sử vĩ đại của ĐBSCL vào đầu thế kỷ XIX, là niềm tự hào của triều Nguyễn, từng được ghi tên vào Cao Đỉnh ở Huế.

Sau 2 thế kỷ, kênh Vĩnh Tế hiện vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên nhiều phương diện.

Không chỉ được xem là tuyến giao thông huyết mạch, kết nối các vùng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đem đến nhiều nguồn lợi cho cư dân vùng, giúp cung cấp nước ngọt phù sa, vun đắp cho đồng ruộng An Giang cũng như cả vùng Tứ giác Long Xuyên và toàn bộ vùng tiếp giáp Campuchia.

Kênh đào nhân tạo lớn nhất Việt Nam thời phong kiến: Đào tay suốt 5 năm với hơn 80.000 nhân công, là tuyến phòng thủ vững chắc cho biên giới Tây Nam- Ảnh 3.

Không chỉ là động lực phát triển kinh tế, kênh Vĩnh Tế còn là tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc bảo vệ biên giới Tây Nam. Ảnh: Internet

Kênh Vĩnh Tế còn được xem như một tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc để bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Ngày nay ngoài việc tưới tiêu, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, kênh Vĩnh Tế còn được xem là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch, giúp kết nối các vùng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và giao lưu văn hóa.

Theo Quyết định 1369 ngày 15/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định kênh Vĩnh Tế nằm trên hành lang biên giới từ tỉnh Long An đến tỉnh Kiên Giang, chủ trương phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Con kênh này tạo nên hành lang kinh tế nối liền các cửa khẩu quốc tế như: Tịnh Biên, Vĩnh Xương (An Giang) với cảng biển Hà Tiên (Kiên Giang).

Kênh đào nhân tạo lớn nhất Việt Nam thời phong kiến: Đào tay suốt 5 năm với hơn 80.000 nhân công, là tuyến phòng thủ vững chắc cho biên giới Tây Nam- Ảnh 4.

Tỉnh An Giang đã đã nhiều lần cải tạo và nâng cấp kênh Vĩnh Tế nhằm đảm bảo thông thương hàng hóa và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Internet

Từ đó, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển thương mại biên giới, giúp tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

Trong suốt thời gian vừa qua, để có thể khai thác hiệu quả kênh Vĩnh Tế, tỉnh An Giang và Kiên Giang đã nhiều lần cải tạo, nâng cấp tuyến kênh Vĩnh Tế nhằm đảm bảo thông thương hàng hóa và phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, tỉnh An Giang đã xây dựng hồ trữ nước ngọt Tha La và Trà Sư bên dòng kênh Vĩnh Tế, gắn với thủy lợi nhằm phục vụ liên kết sản xuất cho khoảng 30.000ha đất nông nghiệp trong vùng Tứ giác Long Xuyên (gồm tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và TP Cần Thơ); ứng phó với hạn hán, mặn xâm nhập, giúp tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Dưới đánh giá của Bộ NN&PTNT, vùng Tứ giác Long Xuyên được xem là khu vực trọng điểm thực hiện triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Dự kiến đến năm 2030, sẽ có 300.000ha lúa chất lượng cao được triển khai tại khu vực này.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top