Aa

Khu đô thị Tân Tây Đô "khát" nước sạch: Sở Xây dựng Hà Nội vào cuộc

Thứ Năm, 23/08/2018 - 22:34

Trước tình trạng người dân phải sống chung với nước bẩn suốt 5 năm, mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã chính thức ra “tối hậu thư” chỉ điểm và yêu cầu trong vòng 15 ngày tới, chủ đầu tư của Khu đô thị Tân Tây Đô phải tìm giải pháp cấp nước sạch cho người dân.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp bàn giải pháp cấp nước sạch cho người dân khu đô thị Tân Tây Đô trên tinh thần hợp tác và mong muốn tìm được tiếng nói chung.

Buổi họp có sự tham gia của nhiều bên, gồm UBND huyện Đan Phượng, chủ đầu tư cấp 1 của khu đô thị Tân Tây Đô là Công ty TNHH Xuân Phương, hai chủ đầu tư thứ cấp là Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Tuấn Quỳnh và Công ty Cổ phần Hải Phát; đơn vị đang cấp nước cho khu đô thị là Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ môi trường Việt Nam và Công ty Cổ phần nước sạch Tây Hà Nội.

Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp bàn giải pháp cấp nước sạch cho người dân KĐT Tân Tây Đô

Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì cuộc họp bàn giải pháp cấp nước sạch cho người dân khu đô thị Tân Tây Đô.

Trước đó, hàng nghìn người dân tại Khu đô thị Tân Tây Đô đã căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư thứ cấp Hải Phát phải cấp nước sạch cho người dân. Do nguồn nước mà họ sử dụng suốt 5 năm qua có chứa hàm lượng Asen, Amoni (các chất gây ung thư) gấp 3 đến 6 lần mức cho phép.

 Đại diện Công ty Tây Hà Nội.

Đại diện Công ty Tây Hà Nội.

Đầu tháng 06/2018, Sở Xây dựng đã đưa ra đề nghị các đơn vị liên quan liên hệ với Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội để nghiên cứu, thực hiện đầu tư bổ sung đấu nối nguồn cung cấp nước sạch từ hệ thống mạng lưới cấp nước do Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội sử dụng nguồn nước sạch sông Đà. Tuy nhiên, đến nay, vấn đề nước sạch cho người dân vẫn là một vấn đề nhức nhối, chưa được giải quyết triệt để.

Tại buổi họp, đại diện của Công ty nước sạch Tây Hà Nội tỏ thái độ đồng tình, nhất trí hoàn toàn với quan điểm của sở. Đơn vị này yêu cầu chủ đầu tư phải cùng hợp tác, chung tay xây dựng hệ thống nước sạch cho người dân, chủ động liên hệ với Tây Hà Nội để đưa ra phương án, chứ không thể đùn đẩy trách nhiệm.

Ông Trần Trọng Xuân, đại diện Cty TNHH Xuân Phương cho rằng CĐT đã hết trách nhiệm.

Ông Trần Trọng Xuân, đại diện Công ty TNHH Xuân Phương cho rằng, phía chủ đầu tư đã hết trách nhiệm.

“Chúng tôi bỏ tiền ra đầu tư, cũng mong những nhà đầu tư của khu đô thị chia sẻ. Sở mời chúng tôi vào cấp nước cho người dân, chứ đây không phải trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn nhà đầu tư, cả thứ cấp và cấp 1 bàn giao cơ sở hạ tầng, và hỗ trợ chúng tôi phần kinh phí ở mức hợp lý. Bản đồ hạ tầng cũng phải chia sẻ. Nếu như đồng ý thì chỉ 10 đến 15 ngày, chúng tôi hoàn toàn có thể bơm nước vào cho người dân”, đại diện Tây Hà Nội nói.

Trước yêu cầu này từ phía Tây Hà Nội, đại diện Công ty TNHH Xuân Phương, ông Trần Trọng Xuân, đã có sự phản bác và khẳng định chủ đầu tư cấp 1 và chủ đầu tư thứ cấp đã làm xong khu đô thị, hạ tầng đã bàn giao lại cho thành phố, các tòa nhà đã bàn giao cho dân cư đi vào hoạt động. Vì thế, trách nhiệm của chủ đầu tư đến đây có thể xem là đã hết.

Sở Xây dựng thẳng tay ra "tối hậu thư"

Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng khẳng định, việc để người dân dùng nước bẩn trong suốt thời gian qua là trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ đầu tư phải có trách nhiệm đến cùng với người dân.

Ông Hoàng cho biết: “Chủ đầu tư Hải Phát nói chỉ là người mua nước của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ môi trường Việt Nam cấp cho dân. Việc nước sạch nước bẩn như thế nào không biết là trốn tránh trách nhiệm. Biết rõ nước bẩn, vẫn ký hợp đồng mua để ký cho dân mà trả lời như vậy là không đúng”.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã giao cho Công ty Tây Hà Nội cung cấp nước cho khu đô thị Tân Tây Đô và ngừng việc cấp nước hiện tại. Yêu cầu các chủ đầu tư cấp 1 và thứ cấp phải chủ động liên hệ với Công ty Tây Hà Nội để lên phương án đấu nối nước sạch cho người dân.

Ông Thắng ra chỉ đạo: “Người dân phải có nước sạch sử dụng trong vòng 15 ngày tới”.

Theo đó, nếu sau 15 ngày, người dân vẫn không có nước sạch sử dụng, Sở cũng như chính quyền địa phương sẽ mạnh tay xử lý trách nhiệm của chủ đầu tư.

Reatimes sẽ tiếp tục thông tin./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top