Aa

Kiến nghị ban hành “thuế tài sản” để hạn chế đầu cơ: Chuyên gia nói gì?

Thứ Năm, 10/08/2017 - 06:00

Theo Bộ Tài Chính, thu nhập bình quân của người Việt Nam đang tăng lên, xu hướng sở hữu căn nhà thứ 2 cũng ngày càng gia tăng. Vì vậy, đánh thuế căn nhà thứ 2 là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương về chính sách thuế đối với tài sản, vừa để hạn chế đầu cơ và vừa tránh tình trạng sử dụng BĐS lãng phí.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo chuyên đề về việc xây dựng đề án đánh giá tình hình thị trường, dự báo xu hướng trung hạn, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, ổn định. Trong báo cáo, Bộ đã đề xuất nghiên cứu, ban hành riêng Luật Thuế tài sản để sử dụng đất thêm hiệu quả.

Theo Bộ Tài chính, trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện nay chưa có tên gọi thuế tài sản (hoặc thuế BĐS), nhưng đã có các chính sách thuế chính liên quan đến tài sản như: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập (doanh nghiệp, cá nhân) đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS, lệ phí trước bạ.

Tuy nhiên, Bộ này cho rằng, chính sách thuế liên quan đến tài sản hiện chưa đáp ứng được vai trò là một trong những nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước (NSNN) vì số thuế sử dụng đất của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 0,03% GDP và khoảng 0,15% tổng thu NSNN.

việc nghiên cứu, ban hành Luật thuế tài sản là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương về chính sách thuế đối với tài sản, xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế, góp phần bình ổn thị trường BĐS.

Bộ Tài chính cho rằng, việc nghiên cứu, ban hành Luật thuế tài sản là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương về chính sách thuế đối với tài sản, xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế, góp phần bình ổn thị trường BĐS.

Do đó, Bộ Tài chính cho rằng việc nghiên cứu, ban hành Luật thuế tài sản là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương về chính sách thuế đối với tài sản, xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế, góp phần bình ổn thị trường BĐS. Điều này cũng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới vì thị trường BĐS được kỳ vọng phát triển ổn định và bền vững hơn...

“Việc nắm giữ, sở hữu, đầu tư BĐS của người dân có xu hướng tăng lên. Để hạn chế đầu cơ, sử dụng BĐS lãng phí, việc nghiên cứu xây dựng Luật Thuế tài sản là cần thiết”, Bộ Tài chính cho biết.

Ông Lê Hoàng Châu nhận định, Đây là sắc thuế mang tính trực thu, đánh vào những người sở hữu tài sản lớn, tức là những người sở hữu nhiều nhà đất thì căn nhà thứ 2 trở đi sẽ bị đánh thuế cao.

Ông Lê Hoàng Châu nhận định, Đây là sắc thuế mang tính trực thu, đánh vào những người sở hữu tài sản lớn, tức là những người sở hữu nhiều nhà đất thì căn nhà thứ 2 trở đi sẽ bị đánh thuế cao.

Trước đề xuất này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết, đánh thuế sở hữu nhà ở có tác dụng chống đầu cơ BĐS. Trước đây, người có tiền lựa chọn giải pháp mua nhà đất đầu cơ hoặc tích tụ tài sản vì đầu tư vào nhà đất không phải chịu thuế. Điều này tạo ra tình trạng người có nhiều nhà, người lại không có nhà ở. Tuy nhiên, khi bị đánh thuế cao, kênh đầu tư này sẽ bị thu hẹp lại, tạo cơ hội cho những người thực sự có nhu cầu về nhà ở, đồng thời khiến nhà đầu tư phải suy tính chuyển dòng tiền sang sản xuất - kinh doanh thay vì đầu cơ vào BĐS phải chịu thuế cao. 

Theo ông Châu, vấn đề này đã được Bộ Tài chính đề cập lần đầu tiên vào cuối năm 2016, dự kiến trình Quốc hội dự thảo Luật Thuế tài sản trước năm 2020. Như vậy, sớm nhất cũng phải sau năm 2020 mới có hiệu lực. Đây là sắc thuế mang tính trực thu, đánh vào những người sở hữu tài sản lớn, tức là những người sở hữu nhiều nhà đất thì căn nhà thứ 2 trở đi sẽ bị đánh thuế cao.

Để thực hiện được chính sách này, ông Châu đề xuất, giải pháp thực hiện cần đồng bộ với chính sách cấp thẻ căn cước công dân của Bộ Công an và liên thông với chính sách của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường để có dữ liệu về tài sản cá nhân.

Ông Trần Ngọc Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, việc đánh thuế căn nhà thứ 2 trở đi cũng là điều phù hợp với quy luật thị trường vì điều này đã trở thành thông lệ trên thế giới, nhiều nước đã làm rồi, vấn đề là cách đánh thế nào, lộ trình thực hiện ra sao.

Trường hợp người dân có 2 nhà nhưng trong đó có một nhà do ông bà, cha mẹ để lại, là nơi thờ cúng tổ tiên, thể hiện nét văn hóa, phong tục của người Việt thì không thể vì thực hiện theo quy định này mà phải bán đi một căn.

Ông Quang cho rằng, nếu đề xuất này được thực hiện, thì phải triển khai lộ trình ít nhất có dự lệnh trong khoảng 2 năm. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam, chỉ nên đánh thuế từ ngôi nhà thứ 3 trở đi.

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL tại Việt Nam cũng chỉ ra thực tế: "Việc đánh thuế lên ngôi nhà thứ 2 trở đi khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng luật này tại Việt Nam sẽ khá là phức tạp và cần phải xem xét nhiều khía cạnh".

Vị này cũng cho rằng, để thực hiện chính sách này hiệu quả trong toàn bộ hệ thống, cần phải thiết lập một hệ thống thông tin để lưu trữ tất cả các hồ sơ về các giao dịch BĐS, các chủ sỡ hữu BĐS. Tuy nhiên, sẽ vẫn còn thách thức khi các thành viên trong gia đình có thể thay phiên sở hữu BĐS nhằm tránh thuế.

Gần đây nhất là cuối năm 2016, một đại diện của Bộ Tài chính đã hé lộ thông tin việc cơ quan này đang xem xét nghiên cứu việc xây dựng Luật Thuế tài sản để có cơ sở đánh thuế nhà. Ngay lập tức, thông tin này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Trả lời Reatimes, GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng không chỉ đánh thuế lũy tiến vào BĐS thứ 2, thứ 3 mà còn phải nâng toàn bộ thuế nhà đất cao lên thì mới có thể giải quyết được nhiều vấn đề còn đang tồn tại.

"Chúng ta phải có cải cách lớn về thuế BĐS, nếu không cải cách thì mãi mãi chúng ta không phát triển được, mãi mãi thị trường BĐS Việt Nam sẽ luôn luôn rơi vào nghịch lý giá BĐS trung bình cao hơn thu nhập của người lao động trung bình.

Tôi cho rằng việc bây giờ mới có ý định áp dụng đánh thuế lũy tiến tài sản BĐS thứ 2 thứ 3 là quá chậm và có phần phiến diện" - ông Võ cho biết.

Tuy nhiên, GS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng dù mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực như vậy nhưng chúng ta cũng chưa thể thay đổi ngay lập tức bởi có thể gây sốc, chưa chắc đã phải tốt. Có thể định hướng theo hướng tăng dần, để người dân hình thành tư duy thuế BĐS chính là từ thu nhập của mình, ảnh hưởng đến thu nhập của mình, đến mức phải cân nhắc trước khi ra quyết định mua một BĐS. Sau đó có thể áp dựng từ từ, trong 5 - 10 năm tới thì tăng từ 0,03% giá nhà nước lên 0,15%, rồi thay đổi từ đánh thuế theo giá nhà nước đến đánh thuế theo giá nhà nước phù hợp thị trường... 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top