Aa

Kiến trúc giả Pháp chỉ là công trình bắt chước hời hợt, vô hồn

Thứ Hai, 01/05/2017 - 15:01

Những ngôi biệt thự sang trọng, tinh tế theo kiến trúc Pháp luôn có vẻ đẹp vĩnh cửu với thời gian. Tuy nhiên, một thực tế là số lượng các công trình chuẩn kiến trúc Pháp ở Việt Nam gần đây không nhiều mà đa phần là giả Pháp.

Khởi nguồn từ từ cuối thế kỷ 19 khi nước Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp. Để phù hợp với văn hóa sinh hoạt cũng như lối sống của họ, các công trình được chính quyền của người Pháp tại Việt Nam đều được xây dựng mới và lẽ đương nhiên là những công trình này đều mang đặc thù kiến trúc của nước Pháp sở tại.

Cho đến bây giờ, trên đất nước Việt Nam có lẽ vẫn còn rất nhiều những công trình mang đặc trưng kiến trúc của Pháp. Những công trình này nằm lặng lẽ, góp phần làm nên một nét văn hoá đẹp giữa lòng những thành phố tấp nập. Có lẽ vì nét đẹp cổ kính nhưng lại rất sang trọng và văn minh mà đặc trưng kiến trúc Pháp đang được ưa chuộng đối với những căn biệt thự. 

Tuy nhiên vấn đề gặp phải khá phổ biến hiện nay là rất nhiều căn biệt thự vỏ Pháp nhưng thực sự không phải kiến trúc Pháp. Hay nói cách khác đây chính là những căn biệt thự giả Pháp đang xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố. Kiến trúc kiểu pháp mang nét đẹp riêng và là sự tổng hòa của nhiều yếu tố không chỉ là một vỏ nhà na ná kiểu Pháp mà tới từng chi tiết nghệ thuật, khoa học trong nhà tới nội thất...

Một công trình kiến trúc Pháp phải có những đặc điểm sau: 

Công trình với tường bao tre dày: Đặc điểm này giúp cách nhiệt và cách âm giữa không gian trong nhà so với ngoài nhà, vì thời tiết bên nước Pháp là khí hậu ôn đới lạnh do vậy cần phải giữ nhiệt độ ấm áp trong nhà.

Cửa sổ 2 lớp: Trong kính ngoài chớp. Đặc điểm này giúp ngôi nhà có thể trao đổi không khí với môi trường bên ngoài, lớp cửa kính giúp cách nhiệt mà vẫn lấy được ánh sáng, lớp cửa chớp giúp trao đổi không khí bên ngoài kể cả khi cửa được đóng lại. Cửa vòm cong và vật liệu kính là thiết kế mở tạo sự giao lưu giữa không gian ngoại thất và nội thất. Trong thiết kế biệt thự cổ điển Pháp, nhà thiết kế luôn phải tính toán đến khả năng chiếu sáng và lưu thông không khí trong nội thất biệt thự. Hệ thống cửa số vòm trải đều trên mặt tiền biệt thự.

Nhiều chi tiết trang trí mặt tiền: Đặc điểm này gọi là Tân cổ điển Pháp, bởi vì các hoa văn và ngôn ngữ trang trí là sự tổng hợp của nhiều trường phái như: Thức Ionic La Mã (điển hình là chi tiết cột của Nhà hát lớn Hà Nội), cột đỡ mái hay sảnh kiểu kiến trúc Phục Hưng , hay các kiểu uốn vòm cửa sổ, sảnh (gọi chung là vòm cong uốn lượn) là trường phái kiến trúc Baroque.

Mái được trang trí phức tạp: Phần mái của một công trình theo kiến trúc Pháp được quan niệm như chiếc mũ đội hay chiếc vương miện, mũ hay vương miện thể hiện sự quý phái của quý bà hay thể hiện của giai cấp quý tộc. Vì vậy, các công trình kiến trúc Pháp tại Việt Nam đều có phần mái trang trí dạng vòm, chóp nhọn cao và có nhiều họa tiết trang trí.

Màu sắc ngoài nhà: Là màu vàng và màu trắng kết hợp, đây là màu sắc trang phục của quân đội Pháp thời kỳ đô hộ Đông Dương.

Thường có tầng trệt cao dưới khoảng 2m: Tầng này không được sử dụng để ở để tránh sự ẩm ướt, côn trùng... Cũng để tạo thế cao, quyền quy cho công trình.

 Hình khối kiến trúc đăng đối: Sự đối sứng tạo sự cân đối và tôn nghiêm nơi công quyền.

Biệt thự cổ điển phong cách Pháp là kiến trúc có độ bền vững trong nền kiến trúc Việt Nam. Thiết kế kiến trúc Pháp đòi hỏi sự hiểu biết sâu về các ngôn ngữ áp dụng, phải bắt nguồn từ tỷ lệ hình khối cho đến cách bố cục trụ cột, mảng tường cân đối cho đến tỷ lệ hoa văn và phào chỉ.

Cùng ngắm một số công trình kiến trúc Pháp nổi bật được người Pháp xây dựng ở Việt Nam như Nhà hát lớn Hà nội, Dinh độc lập,

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành

Trụ sở UBND TP Sài Gòn, Bưu điện trung tâm Sài Gòn...

Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát lớn Hà Nội

Dinh Norodom từng được xây dựng tại vị trí của Dinh Độc Lập bây giờ.

Dinh Norodom từng được xây dựng tại vị trí của Dinh Độc Lập bây giờ.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top