Aa

Kinh tế tư nhân chiếm 8% tổng cơ cấu GDP cả nước

Thứ Hai, 07/05/2018 - 19:00

Đó là nhận định của Chuyên gia Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khi bàn về đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP quốc gia.

Ngày 05/5/2018, Trường Doanh nhân PTI  và Trường Kinh doanh PBS đã đồng tổ chức Hội thảo: “Kinh tế Việt Nam 2018: Nhận diện và Hành động” tại khách sạn Rex, (Q.1, TPHCM) , với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam.
Đại diện các doanh nghiệp tham gia buổi hội thảo.

Đại diện các doanh nghiệp tham gia buổi hội thảo.

Tại buổi hội thảo có sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp cùng các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực Kinh tế. Các nhà phân tích hàng đầu trong lĩnh vực này đã đưa ra những số liệu cụ thể về tình hình phát triển thương mại trong những năm qua, đồng thời định hướng và dự báo những viễn cảnh về thị trường trong năm 2018.

Ông Nguyễn Hoàng Phương – Phó Chủ tịch Hội đồng Giảng huấn – GĐ Học vụ trường Doanh nhân PTI đọc lời khai mạc hội thảo

Ông Nguyễn Hoàng Phương – Phó Chủ tịch Hội đồng Giảng huấn – GĐ Học vụ trường Doanh nhân PTI đọc lời khai mạc hội thảo.

Chuyên gia Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng nhẹ so với những năm trước, đánh giá vai trò nổi bật của nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Trao đổi về đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP quốc gia, ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Sau 30 năm, tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp mới chỉ chiếm 8% trong tổng cơ cấu GDP cả nước. Lực lượng tạo ra GDP lại nằm ở khu vực kinh tế hộ gia đình. Đây là những số liệu để thức tỉnh các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi suy nghĩ, cách hành động và cách đầu tư”.

Việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất siêu nhiều nhất vào Mỹ. Do đó sự trở lại của cường quốc này vào bàn đàm phán sẽ mang lại những tác động không nhỏ với thị trường kinh tế của quốc gia.

Việc tham gia CPTPP tạo ra nhiều thuận lợi cho hàng nội địa, giúp tăng sự cạnh tranh vì giảm bớt lượng chi phí nhập khẩu cũng như mở rộng thị trường khu vực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức rất lớn: thách thức về thể chế kinh tế cũng như hàng nội địa sẽ bị cạnh tranh trên chính sân nhà. TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế tài chính và Chủ tịch Hội đồng cố vấn Unicap cũng nhận định: “Tương lai CPTPP mở ra nhiều hướng đi cho doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần thành lập các ban quản lý rủi ro về thị trường. Ngoài ra, thủ tục xuất khẩu cũng cần đơn giản hóa và việc chống hàng giả, vi phạm bản quyền cũng cần quy định chặt chẽ hơn”.

Các đại biểu tham gia tọa đàm tại buổi hội thảo.

Các đại biểu tại buổi hội thảo.

Cuối buổi hội thảo, nhiều đại diện từ các doanh nghiệp Việt Nam đã trao đổi và đặt câu hỏi thảo luận với các chuyên gia về những vướng mắc, băn khoăn gặp phải trước sự chuyển biến về thị trường kinh tế năm 2018. Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh – Chủ tịch Hội đồng Giảng huấn kiêm Cố vấn trường Đào tạo PTI cũng đã góp phần định hướng và tổng kết cho các hành động của doanh nghiệp nhằm tránh những rủi ro cao nhất.Phiên đối thoại của các chuyên gia nhằm đưa ra những đề xuất hành động cho doanh nghiệp.

Đứng trước những bối cảnh kinh tế đẩy biến động trong năm 2018, buổi hội thảo đã mang đến nhiều thông tin "vàng" cho các doanh nghiệp trẻ. Xu hướng bảo hộ mậu dịch, nguy cơ chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung, những rủi ro trong nền kinh tế Trung Quốc cũng được các chuyên gia cảnh báo. Cụ thể, sức ép cạnh tranh đối với công ty trong nước sẽ tăng lên và nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa nếu không nhanh chóng và quyết liệt thay đổi cung cách làm ăn. Từ đó câu chuyện từ đổi mới sáng tạo, đến khởi nghiệp, tạo ra tầm nhìn, nhận định được tình hình để đưa ra những hành động đúng đắn trong các bước đi chính là sự sống còn của người làm kinh tế.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top