Aa

Kỳ 6: Những công trình kiến trúc xanh hàng đầu thế giới

Thứ Bảy, 29/10/2016 - 07:31

Kiến trúc thân thiện với môi trường đã không còn là một xu hướng xây dựng mới mẻ trên thế giới, và hầu hết các quốc gia hiện nay đều coi đó là một tiêu chí bắt buộc đối với các tòa nhà mới để làm giảm tác động đến hệ sinh thái. Dưới đây là một danh sách các tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới.

Ngày càng có nhiều tòa nhà bắt đầu kết hợp các tính năng công nghệ thân thiện với môi trường như hệ thống tái chế nước thải, tấm pin năng lượng mặt trời, tua-bin gió... Chúng ta hãy cùng xem những công trình xanh nào đang đứng đầu thế giới về mức độ thân thiện với môi trường.

The Crystal (Vương quốc Anh)

Được xây dựng ở London, The Crystal lấy cảm hứng thiết kế từ nhà hát Opera ở Sydney, Australia. Đây thực sự là một công trình kiến trúc xanh ngoạn mục bởi nó bền vững và nó có thể tự tạo ra năng lượng để vận hành các thiết bị điển tử bên trong.

Hệ thống đánh giá Công trình đứng đầu về thiết kế Năng lượng và Môi trường của Mỹ (LEED) đã trao giấy chứng nhận cho công trình này. The Crystal không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng các nguồn lựợng điện thay thế. Mái nhà có bề mặt dốc giúp tích trữ nước mưa để vận hành máy phát điện cho cả công trình.

Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để tái chế và tái sử dụng tối đa chất thải giúp đảm bảo không một nguồn năng lượng nào bị bỏ phí và không một lượng chất thải có khả năng gây ô nhiễm nào thoát ra bên ngoài.
 

The Edge (Hà Lan)

The Edge được coi là tòa nhà bền vững nhất trong thế giới. Trụ sở chính của Deloitte’s Amsterdam và văn phòng công chứng AKD cũng nằm trong tòa nhà cao ốc này. Ngoài ra, công trình này còn có nhiều phòng tập thể thao với diện tích trên 100 nghìn mét vuông được trang bị đầy đủ thiết bị. Hệ thống Đánh giá Năng lượng của Viện Nghiên cứu Công trình Anh quốc (BREEAM) cho The Edge xếp thứ hạng bền vững cao nhất trong lịch sử với số điểm 98,36 trên 100.
 

Trung tâm nghiên cứu của OHSU, PSU và OSU (Liên bang Mỹ)

Bang Portland, bang Oregon và Đại học Y tế và Khoa học Oregon chung tay xây dựng trung tâm nghiên cứu này. Thực tế là họ chia sẻ các phòng thí nghiệm và phòng học phức hợp với nhau để giảm chi phí bảo trì.

Tòa nhà được xây dựng từ 30% là vật liệu tái chế, có tổng diện tích gần 200.000 m2 với nhiều không gian dành cho nghiên cứu y khoa, học tập và các không gian đa tính năng.
 
Điểm nổi bật của trung tâm là một hệ thống đường ống dẫn nước mưa để tạo ra năng lượng cho một phần năng lượng cho tòa nhà và được tái chế thành nước uống, mái nhà có cây xanh bao phủ và 400 điểm đỗ xe cho xe đạp. Được biết, 2/3 học sinh và các giáo sư đều sử dụng xe đạp, đi bộ, hoặc sử dụng giao thông công cộng để đến trung tâm.
 

Tháp Thượng Hải (Trung Quốc)

Tháp Thượng Hải cao 632 mét là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới sau tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai. Đây là một trong số nhiều dự án được Trung Quốc mong đợi là sẽ trở thành công trình phát triển bền vững trên thế giới.

Khu vực đỗ xe và hệ thống chiếu sáng bên ngoài của tòa nhà được cung cấp năng lượng từ các tuabin gió trên sân thượng. Tất cả các mặt của tòa nhà được lắp kính để nhận được lượng ánh sáng tối đa vào ban ngày để cắt giảm việc tiêu thụ năng lượng.

Hệ thống giám sát sưởi ấm, thông gió và chiếu sáng tự động cũng được tích hợp vào trong tào nhà. Điều này giúp giảm lượng tiêu thụ năng lượng và giảm chi phí hóa đơn tiền điện cho tòa nhà. Theo thống kê, tòa nhà sẽ tiết kiệm được hơn 556,000 đô-la Mỹ cho việc chiếu sáng và cắt giảm 34.000 tấn khí thải carbon thải ra môi trường.
 

Trung tâm Thương mại Thế giới Bahrain (Bahrain)

Các thiết kế hướng đến tương lai của Trung tâm Thương mại thế giới tại Bahrain sử dụng năng lượng gió bằng cách đặt 3 tua-bin gió khổng lồ trước tòa nhà, cung cấp 15 phần trăm năng lượng sử dụng trong tòa nhà. Được biết, các tua-bin này có đường kính cánh quạt lên tới 29 mét giúp chuyển hóa năng lượng gió thành dòng điện lớn. Tòa nhà cũng được trang bị một hệ thống thu hồi nhiệt và tiếp nhận tối đa ánh sáng từ mặt trời mặt trời để cắt giảm điện năng.
 

Đại học Khoa Học Và Công Nghệ Hoàng gia Abdullah (Ả-rập Xê-út)

Tổ hợp công trình thân thiện môi trường lớn nhất trong danh sách là Đại học Khoa học và Công nghệ Hoàng gia Abdullah từ Ả-rập Xê-út. Tổ hợp này được công nhận thỏa mãn các tiêu chí quốc tế về kiến trúc xanh (LEED) và là tổ hợp công trình xanh lớn nhất trên thế giới với diện tích trên 1,6 triệu m2. Công trình bao gồm 27 tòa nhà kiến trúc xanh, được trang bị hệ thống tái chế tất cả nước thải giúp tiết kiệm 30% chi phí mỗi năm.

Tòa nhà Pixel (Australia)

Tòa nhà Pixel có một phong cách thiết kế đặc biệt, nhưng nó là lại là một trong những công trình xanh tốt nhất trong thế giới. Tại thời điểm khai trương, nó ghi được 105/105 điểm trong bảng xếp hạng LEED. Tổ hợp thể thao sinh thái thân thiện môi trường này được cung cấp năng lượng từ nhiều tấm pin mặt trời có thể chuyển động theo vị trí của mặt trời. Ngoài ra, nhà vệ sinh chân không không cần xả nước và một hệ thống chuyển đổi chất thải thành nhiệt cũng là những điểm nhấn của Pixel./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top