Aa

Kỹ năng thoát hiểm khỏi hỏa hoạn phải ghi nhớ nếu muốn sống sót

Thứ Năm, 03/11/2016 - 03:47

Con số 13 nạn nhân chết trong vụ cháy ở quán karaoke trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) vừa qua khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót. Nếu đủ bình tĩnh khi xảy ra hỏa hoạn, chúng ta vẫn có thể sống sót và thậm chí giúp người khác thoát khỏi đám cháy. Dưới đây là 8 lưu ý chúng ta cần "khắc cốt ghi tâm" để trang bị kỹ năng thoát hiểm khỏi hỏa hoạn.

Cơ hội sống sót sẽ rất cao nếu chúng ta trang bị kỹ năng thoát hiểm khỏi hỏa hoạn tốt. (Ảnh minh họa: nguồn internet)

Cơ hội sống sót sẽ rất cao nếu chúng ta trang bị kỹ năng thoát hiểm khỏi hỏa hoạn tốt. (Ảnh minh họa: nguồn internet)

1. Tập thói quen quan sát lối thoát hiểm

Hãy tập thói quen quan sát kỹ lối thoát hiểm khi vào bất cứ một khu vực, căn nhà nào. Một số nơi sẽ có biển chỉ dẫn nhưng với nhiều nhà hàng, bạn sẽ khó tìm thấy tấm biển chỉ dẫn lối thoát hiểm, lúc này chỉ có cách là tự quan sát và khám phá. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn biết đâu là cửa chính và cửa phụ của căn nhà để có thể tìm đường thoát hiểm tốt nhất khi xảy ra hỏa hoạn.

 2. Cố giữ bình tĩnh khi có hỏa hoạn

Bình tĩnh chính là từ khóa “buộc” bạn phải thuộc lòng khi xảy ra hỏa hoạn. Thực tế cho thấy rất nhiều nạn nhân mất mạng do không đủ bình tĩnh xử lý tình huống. Dù có trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” thì vẫn phải giữ cho cái đầu tỉnh táo.

Luôn biết chính xác lối thoát hiểm ở đâu nếu muốn sống sót khi hỏa hoạn. (Ảnh minh họa: nguồn internet)

Luôn biết chính xác lối thoát hiểm ở đâu nếu muốn sống sót khi hỏa hoạn. (Ảnh minh họa: nguồn internet)

3. Tìm cách thoát khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt

Không có gì tàn phá khủng khiếp và nhanh như “bà hỏa” nên khi có dấu hiệu cháy, suy nghĩ đầu tiên không phải là chạy đi lấy của cải giấy tờ mà chính là thoát thân.

Hãy thoát nhanh khỏi đám cháy sau đó mượn điện thoại của hàng xóm hoặc người khác để gọi đội cứu hỏa.

4. Nói không với tháng máy khi hỏa hoạn

Nếu bạn sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, khi có đám cháy, đừng bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy vì bạn biết rõ tình trạng hỗn loạn khi có sự cố, và bạn dễ bị mắc kẹt trong thang máy do bị cúp điện. Bạn có thể dùng thang bộ hoặc thang dây (nếu đã chuẩn bị).

5. Chống ngạt khói khi hỏa hoạn

Rất nhiều trường hợp nạn nhân chết vì ngạt khói trước khi do lửa. Chính vì vậy kỹ năng chống ngạt khói rất quan trọng khi gặp hỏa hoạn.

Khi ngửi thấy mùi khói thì phải bò ra phía cửa, chúng ta không nên chạy ngay khi vẫn chịu đựng được khói. Bạn phải giữ gìn đôi mắt, lá phổi lâu chừng nào tốt chừng ấy. Khi mở cửa hãy dùng tay sờ, nếu cánh cửa hoặc tay nắm quá nóng chứng tỏ lửa đang cháy ở bên ngoài.

Bạn hãy hé cửa từ từ và quan sát phía ngoài, đánh giá tình hình trong lúc tay bạn vẫn giữ cánh cửa.

Khi chạy ra ngoài, bạn hãy men theo bờ tường để giữ được phương hướng trong hoảng loạn lửa và khói. 

Nếu bạn đi giữa hành lang, dòng người náo loạn sẽ xô ngã bạn – khi đến lối thoát và bước xuống cần nhớ là đi xuống chứ không phải bò xuống, tay vịn vào lang can, đừng xem nhẹ điều này vì dòng người sẽ đẩy ngã  bạn và rất có thể bạn sẽ không gượng dậy được. 

Hãy kiếm ngay một mảnh vải xé vội từ áo, quần… thấm lên chút nước bịt vào mũi sẽ trở thành tấm mặt nạ phòng độc (nhớ nên xếp vải hình tam giác, một cạnh được ngậm vào miệng sẽ giúp lọc khí và dễ thở hơn).

Khi chạy khỏi phòng nếu trong bàn làm việc có chai nước thì nên nhớ mang theo tưới lên khẩu trang hoặc mảnh vải mà bạn đã xé từ khăn hay áo quần… nó sẽ giúp chống phỏng và hít thở dễ dàng hơn.

Trên đường thoát ra ngoài nếu phải vượt qua một hành lang đầy khói, hãy nằm xuống và bò. Vì càng ở dưới thấp và gần cửa thì không khí tương đối thoáng hơn.

Bạn có thể chết vì ngạt khói trước khi vì lửa. (Minh họa: nguồn internet)

Bạn có thể chết vì ngạt khói trước khi vì lửa. (Minh họa: nguồn internet)

6. Đối mặt với ngọn lửa thế nào?

Khi lửa táp vào người, không được bỏ chạy bởi càng chạy lửa sẽ càng cháy mạnh. Hãy dùng vải, khăn, quần áo, mousse xốp, giấy thấm nước ốp mạnh quanh người lửa sẽ tắt.

Trong khi thoát ra trong khói lửa, ta dùng 01 cái khăn, quần áo đã thấm nước xoay tròn cũng làm giảm chút ít áp lực của sức nóng khói lửa.

Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa dừng lại, chúng ta hãy nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn. Đừng quên dạy những đứa trẻ kỹ thuật này. Nếu bạn ở bên cạnh con khi quần áo của nó bắt lửa, hãy chụp lấy chăn đắp trùm nhanh lên người nó để dập tắt lửa.

7. Tìm một chỗ trú ấn nếu bị kẹt trong nhà

Bạn hãy dạy cho con tìm chỗ ẩn trú nếu chúng bị kẹt lại trong phòng, dặn con chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà vì đây là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại.

8. Định trước điểm tập trung

Trước khi chạy khỏi khu vực cháy hãy cố gắng thống nhất nhanh một điểm tập kết của mọi thành viên trong gia đình. Một nơi an toàn bên ngoài nhà, nơi mà mọi người có thể tập trung ở đó và để kiểm tra số người trong gia đình đã thoát ra ngoài hết chưa. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt sự an toàn của các thành viên cũng như tránh tình trạng lạc hay hoảng loạn lao vào đám cháy tìm nhau, dẫn tới những cái chết oan.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top