Aa

Lạc quan về thị trường nhà ở tại Việt Nam

Chủ Nhật, 06/11/2016 - 21:00

Các nhà đầu tư BĐS tại Việt Nam, nhất là trên phân khúc nhà ở, hoàn toàn có thể lạc quan với những tín hiệu tăng trưởng tích cực của nền kinh tế và sự trỗi dậy mạnh mẽ của thị trường nhà đất.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt 11 tỷ USD tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ đứng sau Hàn Quốc, Singapore là quốc gia thứ 2 có nhiều nhà đầu tư lớn "rót vốn" vào Việt Nam, lên đến 1,85 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng lượng đầu tư ra nước ngoài của đảo quốc sư tử. Theo bà Regina Lim, thuộc nhóm Nghiên cứu và Tư vấn thị trường vốn tại JLL Singapore, xu hướng đầu tư này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới và nó thực sự là một dấu hiệu tốt đối với ngành công nghiệp BĐS của Việt Nam.

“Sau các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến, BĐS là ngành nhận được lượng vốn nhiều thứ hai tại Việt Nam. Trong 2 năm qua, các công ty BĐS Singapore đã bơm gần 1 tỷ USD vào thị trường đầy tiềm năng này của Việt Nam”, bà Lim cho biết.

Là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với khoảng 60% trong khoảng 90 triệu dân số nằm trong độ tuổi dưới 35, Việt Nam đang dần bước sang thời kỳ dân số vàng tiếp theo.

Nền kinh tế Việt Nam được ví như chàng thanh niên mới lớn, không còn bé nhưng cũng chẳng đủ trưởng thành, tuy nhiên, số liệu thống kê gần đây cho thấy việc làm trong các ngành sản xuất và dịch vụ đã tăng lên đáng kể trong hơn 2 thập kỷ qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới, điều này sẽ là yếu tố chính thúc đẩy thu nhập của người dân.

“Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đều đặn trong thập kỷ qua với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 11%. Chúng tôi dự báo thu nhập và sức mua của người dân sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới”, bà Lim nói thêm.

Thị trường nhà ở của Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới

Thị trường nhà ở của Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới

Tác động gì đối với các công ty xây dựng và giới đầu tư?

Việt Nam đang dần thay thế Trung Quốc trong cương vị quốc gia có chi phí sản xuất thấp, vì vậy trong hơn 5 năm qua, đầu tư vào khu vực sản xuất của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 – 2016, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng bình quân 16% một năm, con số này lớn hơn rất nhiều so với mức 6% của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, lạm phát giảm, lãi suất huy động và cho vay đã giảm tương ứng còn 5% và 8,5% trong năm nay, điều này đã đang tạo ra một môi trường đầu tư ngày càng ổn định hơn.

"Nhiều nhà đầu tư BĐS tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ trưởng thành nên đã dành nhiều mối quan tâm vào BĐS quốc gia này từ năm 2013", bà Lim cho hay. Hơn nữa, những thay đổi trong quy định sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài có hiệu lực bắt đầu từ tháng 7/2015 đã kích thích doanh số bán hàng tại phân khúc nhà ở. Nhất là thời điểm năm 2015 và nửa đầu 2016, doanh số này lần lượt là 24.000 và 16.800 căn hộ, cao hơn đến 250% so với doanh số bán hàng trong giai đoạn 2011 – 2014.

JLL ước tính rằng, các công ty xây dựng của Singapore đã đầu tư khoảng hơn 800 triệu USD vào các dự án BĐS tại TP.HCM mà chủ yếu là các dự án nhà ở.

Mapletree Investments, một công ty phát triển, đầu tư và quản lý vốn hàng đầu có trụ sở chính tại Singapore, đã nâng tổng số tài sản được quyền quản lý tại Việt Nam lên mức 722 triệu USD với khoản đầu tư gần 300 tỷ USD vào dự án Kumho Asiana Plaza trong tháng 7/2016. Còn CapitaLand, một trong những tập đoàn BĐS lớn nhất Châu Á có trụ sở chính tại Singapore, đã rót khoảng 300 tỷ USD vào thị trường BĐS Việt Nam trong năm nay, bao gồm cả việc mua lại dự án xây dựng nhà ở tại Quận 1, TP.HCM với tổng giá trị thương vụ lên đến 51,9 triệu USD, đây được xem là động thái chưa từng thấy của các nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam.

Nhà ở tầm trung và giá rẻ sẽ là những phân khúc tiếp túc hút vốn mạnh mẽ

Nhà ở tầm trung và giá rẻ sẽ là những phân khúc tiếp túc hút vốn mạnh mẽ

“Nguồn cung nhà ở của Việt Nam dự báo sẽ tăng 74% trong 3 năm tới nhưng chúng tôi tin tưởng rằng mức tăng này có thể vẫn chưa đủ so với khả năng hấp thụ của thị trường”, bà Lim cho biết. “Cổ phiếu nhóm nhà ở tại TP.HCM vẫn còn thấp so với các thành phố khác tại Đông Nam Á ngay cả khi doanh số bán ra đã tăng nhanh chóng”.

Về giá cả, mặc dù sản lượng bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ nhưng số liệu thống kê cho thấy giá các căn hộ cao cấp chỉ tăng 9%. Điều này trái ngược hẳn so với mức tăng chóng mặt, 106%, trong giai đoạn 2005 – 2007 khi lượng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam bởi dự đoán về sự phục hồi của nên kinh tế này.

Theo dự đoán của JLL, giá cả các căn hộ nói chung sẽ tăng 5 - 7 % mỗi năm trong vòng 3 năm tới do cầu tăng và khả năng chi trả mạnh mẽ. Tuy nhiên, giá các căn hộ tầm trung và các căn hộ giá rẻ có khả năng tăng đến 10% mỗi năm.

Liệu sự tăng trưởng của thị trường nhà ở có bền vững?

Theo bà Lim giá cả sản phẩm thuộc phân khúc nhà ở tại TP.HCM nhìn chung vẫn đang ở mức khá phải chăng so với thu nhập của người mua. 

“Căn cứ vào mức thu nhập trung bình hàng tháng 1.337 USD của các hộ gia đình thì giá các căn hộ nằm ở mức 3,9 năm thu nhập (có nghĩa là với mức thu nhập trung bình 1.337 USD/tháng thì các hộ gia đình sau 3,9 năm có thể mua một căn hộ). Con số này thấp hơn khoảng 30% so với mức 5,7 năm tại các thành phố Đông Nam Á khác.

Trong các cuộc nói chuyện với các công ty xây dựng và phát triển BĐS Singapore, họ cho biết mức thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao (EBITDA) của các dự án xây dựng nhà ở cao cấp và tầm trung đầu tư tại Việt Nam đạt khoảng 25-30%. 

Hơn nữa, tháng 6 năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã xóa bỏ giới hạn 49% sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều công ty cổ phần, đây là bước đi thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư xuyên lục địa có thể nắm giữ lượng lớn cổ phần trong các dự án xây dựng nhà ở hay khu dân cư”, bà Lim khẳng định. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top