Làn sóng bán tháo, cắt lỗ căn hộ ở Hà Nội
Chị Thu Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) vừa rao bán căn hộ tại dự án Bidhomes The Garden Hill (99 Trần Bình, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Căn hộ có diện tích hơn 100m2, mua cách đây nửa năm với giá trong hợp đồng 28 triệu đồng/m2.
Theo chị Hằng, dự án hiện đang dính phải tranh chấp giữa những khách hàng góp vốn mua cũ với chủ đầu tư mới nên sợ không bán nhanh, căn hộ còn mất giá. Chưa kể, với giá tương đương thì dự án khác cách đó dăm trăm mét có nhiều hạ tầng, dịch vụ tiện ích hơn. “Xung quanh có nhiều dự án khác cũng đang triển khai khiến tôi lo lắng về hạ tầng sau này. Hiện dự án đã xây xong phần thô tôi hạ giá cả trăm triệu mà mãi không ai hỏi mua”, chị Hằng cho biết.
Việc bán cắt lỗ không chỉ xảy ra tại vài dự án đơn lẻ mà đang lan rộng ra tại nhiều dự án, nhất là những dự án nằm ở vị trí hạ tầng có nguy cơ quá tải về giao thông. Nhẩm tính, trên trục đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội), Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) có 40 căn hộ chung cư đã và đang chuẩn bị bàn giao cũng đều xảy ra hiện tượng cắt lỗ. Anh Chính Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) mua căn hộ một dự án trên đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân với giá trong hợp đồng 34 triệu đồng/m2.
Xem chi tiết tại đây.
Giá bán lên xuống thất thường, cẩn trọng với sức hút đất nền Đà Nẵng
Thời điểm cuối năm 2015, thị trường BĐS Đà Nẵng còn tương đối yên ắng, giá bán các lô đất ven biển có khả năng xây khách sạn mini, cách biển không xa chỉ khoảng 30 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, thị trường đã bắt đầu tăng nhẹ trở lại từ đầu năm 2016, BĐS Đà Nẵng dần trở nên sôi động. Đặc biệt, giai đoạn cuối năm ngoái và đầu năm nay, giá địa ốc đã tăng phi mã gấp từ 4 - 8 lần so với 3 năm trước, nhất là đất nền các dự án ven biển dọc đường Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa - Hoàng Sa thuộc quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng.
Điển hình như tại khu vực phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, giá đất đã tăng chóng mặt. Không chỉ đất ở các vị trí đẹp, sốt mà ngay cả khu vực sát núi như đường Chu Huy Mân huyện Sơn Trà giá 2 - 3 năm trước chỉ từ 3 - 4 triệu đồng/m2 nay đã được “hét” lên 30 - 32 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, ở các vị trí đẹp ven biển dù là đất quy hoạch tái định cư như các đường An Thượng 29, Phan Tôn… thuộc khu xưởng 387, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) giá cũng đã tăng từ 13 - 15 triệu đồng/m2 thời điểm cuối năm 2013 lên 55 - 60 triệu đồng/m2 hiện nay.
Xem chi tiết tại đây.
Lớn nhanh như Thánh Gióng, mâu thuẫn tài chính của Tập đoàn Phúc Sơn chỉ là chuyện nhỏ?
Xung quanh câu chuyện tài chính của các công ty BĐS, nhìn lại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn mới thấy doanh nghiệp này có chỉ tiêu kinh doanh khá bất ngờ.
Nhìn lại hơn 10 năm trước, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (gọi tắt là Tập đoàn Phúc Sơn) có tiền thân là công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn, chính thức được thành lập ngày 6/1/2004. Ngày 04/8/2009 Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Đô thị Phúc Sơn. Đến ngày 27/7/2010 đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và hoạt động dưới tên gọi này cho đến nay.
Như vậy, Tập đoàn Phúc Sơn cũng không còn được xếp vào hàng doanh nghiệp non trẻ. Tuy nhiên, theo số liệu chúng tôi có được, cuối năm 2014, tổng tài sản của Phúc Sơn đạt 1.078 tỷ đồng, doanh thu 430 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 triệu đồng.
Con số lợi nhuận này của Phúc Sơn được đánh giá là quá khiêm tốn. Điều này còn lạ lùng hơn khi Phúc Sơn lại nắm trong tay hàng loạt dự án lớn có vốn đầu tư "khủng" như Khu đô thị hai bên đường Phù Đổng tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ quy mô 149 ha; Khu Trung tâm thương mại và Nhà ở Phúc Sơn tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc quy mô 130 ha; Dự án nghĩa trang Thiên An Viên 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, Phúc Sơn cũng nhận thầu hàng loạt dự án lớn nhỏ khác ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa...
Xem chi tiết tại đây.
Thủ tục hành chính “hành” doanh nghiệp BĐS
Trong bức "tâm thư" gửi đến Thủ tướng, một vị Tổng giám đốc doanh nghiệp phản ánh, thủ tục hành chính đang càng ngày càng giăng mắc, trói chặt các doanh nghiệp bằng các sợi dây vô hình tưởng như không thể nào nới ra được. Theo vị Tổng giám đốc, nếu thực hiện đúng theo quy định pháp luật thì để có một giấy phép xây dựng không quá khó khăn, nhưng trên thực tế lại vô cùng phức tạp.
Trong bức thư gửi Thủ tướng, vị Tổng giám đốc này cho rằng, mặc dù cơ chế “một cửa” được coi là bước tiến trong cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân, nhưng trên thực tế, “một cửa” vẫn như “nhiều cửa” và xu hướng còn rắc rối hơn. Nói là một cửa, nhưng số chông gai mà doanh nghiệp phải vượt qua vẫn gần bằng tất cả chông gai của "nhiều cửa" ngày trước cộng lại!
Còn theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng, Bộ đề nghị bổ sung quy định những đối tượng được miễn cấp Giấy phép xây dựng như: công trình xây dựng đô thị và nhà ở nếu đã có quy hoạch 1/5000, Bản vẽ chi tiết và thiết kế kỹ thuật; công trình công cộng; viễn thông công cộng…
Đồng thời, Bộ cũng đề nghị uỷ quyền cho các tỉnh, thành phố cấp giấy phép các công trình đặc biệt, công trình cấp bộ. Như vậy, Bộ Xây dựng không cấp phép bất kỳ công trình nào, mà phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương.
Xem chi tiết tại đây.
Chế tài ở mức… tượng trưng
Ở mức độ quản lý vĩ mô, Nghị định 121/2013/NĐ-CP (được ban hành thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP) nằm trong kế hoạch triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính theo Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, để hoàn chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện, Nghị định này lại... đang được Bộ Xây dựng tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều khoản.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng – Giám đốc công ty TNHH Bất động sản và dịch vụ địa chính Hà Nội (Hanoi Land) đề xuất cần thiết cụ thể hóa Thông tư xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, đồng thời bóc tách từng cấp độ, quy mô, mức vi phạm – theo đó, sẽ có các chế tài phù hợp với thực tế và mang tính răn đe tương ứng.
Ông Nguyễn Chí Dũng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, chủ đầu tư chậm tiến độ so với thời gian cấp thẩm quyền phê duyệt trong giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt theo quy định. Còn việc chủ đầu tư chậm tiến độ so với hợp đồng mua bán với khách hàng sẽ phải chịu lãi phạt trên số tiền khách hàng đã đóng. Nhưng hiện đa số chủ đầu tư tìm đủ lý do không chịu trả lãi phần phạt này khiến người mua nhà “ngậm ngùi”.
Xem chi tiết tại đây.
Đất nền Sài Gòn quay đầu giảm giá
Theo khảo sát, một tuần qua, sau khi TP HCM xem xét sửa đổi Quyết định 33 về việc tách thửa, thị trường đất nền đã nhanh chóng chuyển từ trạng thái nóng sốt sang đi ngang và hạ nhiệt. Động thái tiếp theo, hôm 20/5, lãnh đạo Thành phố công bố thông tin 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè chưa đủ điều kiện lên quận và khẳng định các "siêu dự án" tại Củ Chi mới tồn tại dưới dạng ý tưởng đề xuất của doanh nghiệp. Các thông tin dồn dập này đã làm hãm đà tăng giá đất, thậm chí, một số nơi ghi nhận giảm nhẹ, giao dịch đình trệ.
Cụ thể, đất nông nghiệp tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn từ đỉnh một triệu đồng mỗi m2 đã bắt đầu giảm 200.000-300.000 đồng mỗi m2, tỷ lệ giảm trên 20%. Đất nền thổ cư trên địa bàn 2 huyện vùng ven này cũng đi ngang, một số vị trí mặt tiền hoặc gần trục đường lớn ghi nhận giảm giá trên 10%.
Đáng chú ý là trong 2 ngày qua, trên các cổng thông tin giao dịch trực tuyến, sản phẩm đất nền tại Hóc Môn được chào hàng giá khá rẻ so với đầu năm, chấp nhận thương lượng, ngã giá thêm. Trong những thông tin chào bán, chủ nhà đất nêu rõ mục đích bán để trả nợ. Còn đất nền tại Củ Chi thậm chí còn hạ nhiệt sớm hơn 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè do các "siêu dự án" bị lợi dụng làm công cụ kích giá đất tăng được công bố rõ là chỉ mới dừng lại ở ý tưởng.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM, Lê Hoàng Châu xác nhận, giữa cuối tháng 5/2017, thị trường đất nền vùng ven đã có chuyển biến đi ngang, một số nơi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu giảm giá.
Lãnh đạo hiệp hội cho rằng trong thời gian qua, cò đất, đầu nậu đầu tư đất đã lợi dụng các thông tin hạ tầng, quy hoạch siêu dự án và xét lên quận cho 3 huyện vùng ven để thu gom đất, gây nhiễu loạn thông tin thị trường, kích giá đất một số nơi tăng ảo. Theo ông Châu, phản ứng đi ngang và điều chỉnh nhẹ của thị trường là tín hiệu tích cực cho thấy sự giám sát, quan tâm của lãnh đạo thành phố về chính sách tách thửa và công bố thông tin vùng ven có tác động kịp thời.
Xem chi tiết tại đây.
Mua nhà, đừng thấy “ép tiến độ” mà mừng
Nhìn vào một dự án nhà chung cư cao tầng, khách hàng sẽ nghĩ dự án được xây dựng qua 3 phần chính đó là xây dựng móng, tới thân toàn nhà và hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tế việc xây dựng một dự án phải trải qua nhiều hạng mục khác nhau, với thời gian từ 18 tới 24 tháng, tùy vào quy mô và chiều cao công trình.
Theo kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Anh, Hiệp hội kiến trúc sư TP.HCM, dự án căn hộ được bắt đầu từ thiết kế, tới khoan trắc địa để kiểm tra đất tại khu vưc yếu hay mạnh, từ đó đưa ra giải pháp thi công phần móng, đơn vị thi công sẽ tiến hành ép cọc. Tùy theo trọng tải của công trình mà đơn vị thi công sẽ làm móng đơn hoặc móng băng. Móng băng sẽ được dùng cho công trình có tải trọng lớn hơn. Tầng hầm sẽ được thi công trong giai đoạn này.
Sau đó, đơn vị thi công sẽ tiến hành xây dựng phần thô bắt đầu bằng đặt kiềng tầng trệt, làm cột và bắt đầu đổ sàn tầng 1 cho đến công đoạn cuối củng của đổ bê tông là cất nóc dự án. Trong giai đoạn này, đơn vị thi công sẽ cho các đơn vị ME vào thi công theo 2 hình thức hoặc âm sàn hoặc đi nổi.
Xem chi tiết tại đây.