Loạt đại gia địa ốc chờ "húc đầu vào đá"
Việc cải tạo chung cư cũ từng được ông Nguyễn Thế Thảo, nguyên Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ví là “khó như húc đầu vào đá”. Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - Lê Văn Dục, trên địa bàn thành phố có gần 1.300 chung cư cũ tại 76 khu và 306 khu chung cư độc lập có quy mô 2-5 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đa số đều hết niên hạn sử dụng.
Trên thực tế, việc cải tạo, nâng cấp các khu chung cư tại Hà Nội đã được đặt ra từ lâu với sự tham gia của các chủ đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, nhiều năm qua, quá trình này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan đến thỏa thuận đền bù, tái định cư giữa chủ dự án và người dân đang sinh sống tại các khu tập thể.
Cuối năm 2016, UBND TP. Hà Nội đã hoàn tất việc giao 19 doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết 1/500 để cải tạo các khu chung cư cũ có chiều cao từ 2-6 tầng. Trong đó có không ít những “ông lớn” bất động sản cũng muốn nhảy vào cải tạo chung cư cũ.
Xem chi tiết tại đây.
Hà Nội: Nghịch lý NOXH càng xuống cấp, thu tiền thuê càng cao
Tòa nhà CT19A - khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) là một trong những khu nhà ở xã hội (NOXH) cho thuê dành cho cán bộ công chức, viên chức đầu tiên của Hà Nội. Với trên 500 căn hộ, khu NOXH này chỉ đáp ứng được nhu cầu của số ít cán bộ công chức trên địa bàn Thủ đô.
Để được thuê NOXH tại đây, các công chức, viên chức phải trải qua cuộc xét duyệt chỉ tiêu, chấm điểm khắt khe và chặt chẽ. Các cơ quan sẽ gửi danh sách những cán bộ công chức đạt chỉ tiêu lên Hội đồng xét duyệt TP Hà Nội để xem và xét duyệt trước khi trình UBND Thành phố.
Thế nhưng, hiện người dân sinh sống tại các tòa nhà này đang vô cùng bức xúc khi giá cho thuê nhà tăng bất hợp lý.
Xem chi tiết tại đây.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng kiến nghị “gỡ rối” cho condotel, officetel, resort
Theo Bộ Xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng căn hộ khách sạn - codontel, văn phòng kết hợp lưu trú officetel, biệt thự nghỉ dưỡng - resort chưa được quy định, điều chỉnh cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh BĐS, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với công trình xây dựng. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.
Do vậy, các địa phương gặp khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vận hành khai thác đối với các loại hình BĐS này, đặc biệt là việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn để lập quy hoạch, thiết kế đối với các dự án vì không có cơ sở áp dụng theo loại hình công trình nào (nhà ở hay khách sạn) cho phù hợp. Cụ thể:
Nếu sử dụng lâu dài (hình thành đơn vị ở) thì quy hoạch phải gắn với cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện, dịch vụ, thương mại…; Nếu sử dụng lưu trú ngắn hạn (không hình thành đơn vị ở) thì quy hoạch, thiết kế, quản lý vận hành như công trình khách sạn.
Xem chi tiết tại đây.
Hiệp hội BĐS Việt Nam khởi động Chương trình Phát triển Xanh và Bền vững
Sáng 17/4, tại trụ sở Văn phòng Hiệp hội BĐS Việt Nam (Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Quốc gia - số 1, Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Hà Nội) đã diễn ra buổi họp trù bị Hội thảo Khởi động Chương trình Phát triển Xanh và Bền vững. Cuộc họp do ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của các lãnh đạo VNREA, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo Capital House và một số đơn vị liên quan.
Mở đầu cuộc họp, ông Đỗ Viết Chiến - Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam đọc quyết định việc thành lập Ban điều phối chương trình.
Theo đó, danh sách Ban điều phối gồm 22 người, cụ thể gồm: ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, ông Trần Ngọc Quang - Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, ông Đỗ Viết Chiến - Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, ông Trương Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội BĐS Việt Nam.
Xem chi tiết tại đây.
Góc nhìn đa chiều với doanh nghiệp BĐS: “Muốn thôi bị “ghét”, phải nghĩ cách đào thải những kẻ cơ hội”
Nhìn lại thị trường BĐS những năm vừa qua có thể thấy, 2012 là thời điểm đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp BĐS. Bên cạnh tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khó khăn do những yếu kém kinh tế vĩ mô trong nước cũng rất nặng nề: Hệ thống chính sách tiền tệ và ngân hàng lộ rõ nhiều mặt bất cập, tiến trình tái cơ cấu diễn biến chậm hơn so với lộ trình dự tính của Chính phủ; Nợ xấu tăng và biến động phức tạp; Tổng cầu nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, tồn kho tăng cao; Lạm phát và lãi suất tạm thời hạ nhiệt, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; doanh nghiệp BĐS đầu tư một cách ồ ạt… Tất cả những nguyên nhân trên đã tác động đến hầu hết mọi thành phần và khu vực của nền kinh tế, làm cho thị trường BĐS thời điểm đó vốn đã trì trệ lại càng khó khăn và ảm đạm hơn.
Trao đổi với Reatimes, ông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng, Phó Tổng thư ký, Chánh Văn phòng Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: Trong suốt những năm từ 2013 trở về trước, có thể nói là giai đoạn BĐS phát triển theo phong trào, dự án hình thành rất nhiều, chỗ nào có đất chỗ đó thành dự án.
Thậm chí, các đô thị mới chỉ có quy hoạch chung được duyệt, các chủ đầu tư yêu cầu là được giới thiệu địa điểm để lập dự án và xin cấp đất, không xuất phát theo nhu cầu phát triển của đô thị, không đi bằng chính thực lực của mình. Đến khi đã "xin" được dự án, đất đã có trong tay rồi thì doanh nghiệp đó lại không có tiền làm, chỉ chờ có cơ hội để bán cho người khác. Chính vì điều đó làm cho thị trường BĐS trở nên méo mó, khiến cho dư luận có cái nhìn không mấy thiện cảm với các doanh nghiệp BĐS.
Xem chi tiết tại đây.
Hà Nội: Đất "vàng" quy hoạch bãi xe, công viên thành tổ hợp ăn nhậu
Nằm trên khu đất “vàng” thuộc phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy) hệ thống nhà hàng ăn uống mang tên “Thế giới bia Lã Vọng” hoành tráng được hoạt động từ mấy năm nay.
Theo quan sát của nhóm PV, hệ thống nhà hàng “Thế giới bia Lã Vọng” nằm giữa khu trung tâm bao quanh là những khu nhà cao tầng thuộc đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng với những con phố tấp nập như Hoàng Ngân, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Thị Thập… và nằm ngay sát cạnh Trường Mầm non năng khiếu Louis.
Hệ thống nhà hàng chia làm nhiều khu khác nhau, chủ đầu tư đã cho xây dựng 1 khối nhà cao 2 tầng tại vị trí tiếp giáp phố Hoàng Ngân và phố Nguyễn Thị Thập. Toàn bộ khuôn viên cây xanh trước quán là bãi gửi xe ngày và đêm, nhưng dường như bãi đỗ xe này chủ yếu trông giữ xe cho khách hàng ăn tại nhà hàng.
Toàn bộ diện tích vỉa hè, khuôn viên của khu đất này được tận dụng tối đa đặt hệ thống bàn ghế phục vụ khách hàng ăn nhậu ngày đêm. Ngoài phần diện tích trên mặt đất, phần ngầm của các công trình là Lã Vọng Beer Club nằm ngầm dưới lòng đất với hàng trăm m2.
Xem chi tiết tại đây.
“Muốn cải tạo chung cư cũ, cần xây dựng cơ chế đảm bảo lợi ích 3 bên”
Theo quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam, về nguyên tắc, để đẩy mạnh cải tạo chung cư cũ, thành phố có thể xem xét triển khai theo hai hướng:
Thứ nhất, di dời, tái định cư người dân với quỹ nhà dùng để tái định cư đã được xây dựng hoàn thiện trước. Tuy nhiên, cần lưu ý là nhà ở phục vụ tái định cư này phải được thực hiện theo dự án với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật cũng như xã hội, đồng thời giao thông kết nối thuận tiện với khu vực xung quanh; hoặc sử dụng quỹ nhà ở xã hội để tái định cư.
Thứ hai, thành phố có thể cho đấu giá đất/ dự án tại vị trí cũ để bù đắp chi phí.
“Làm như vậy, thành phố có thể đảm bảo được lợi ích của 3 bên: người dân sẽ có quyền chủ động lựa chọn nơi tái định cư, doanh nghiệp thì không mất thời gian giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án còn chính quyền thì chăm lo được nhà ở cho người dân, kết hợp chỉnh trang được đô thị mà không bị sức ép lên hạ tầng”, ông Nam cho biết.
Xem chi tiết tại đây.
Biệt thự, nhà liền kề Hà Nội giao dịch ế ẩm, hàng tồn tăng
Theo Savills, tổng nguồn cung thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội trong quý I đạt 36.068 căn, tăng 3% theo quý và 14% theo năm. Trong đó nguồn cung sơ cấp khoảng 2.824 căn (tăng 9% theo quý và 70% theo năm), nguồn cung thứ cấp đạt khoảng 33.000 căn (tăng 2% theo quý).
Trong quý I, 3 dự án mới được tung ra thị trường với xấp xỉ 1.005 căn, trong đó biệt thự chiếm 58%.
Quận Long Biên dẫn đầu nguồn cung mới với 55% thị phần, sau đó là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm với tổng cộng 39% thị phần.
Vingroup là chủ đầu tư có nguồn cung lớn nhất thị trường Hà Nội vào quý I. Hiện đơn vị chiếm tới 94% nguồn cung mới.
Xem chi tiết tại đây.