Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, mô hình đặc khu kinh tế đã có một quá trình phát triển lâu dài trên thế giới. Từ cuối những năm 1960 đến nay, mô hình đặc khu kinh tế phát triển đa dạng với rất nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kì như đặc khu kinh tế, khu thương mại, nhiều loại hình đa dạng như đặc khu kinh tế, khu thương mại tự do.
Tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều đầu tư vào đặc khu. Điều này cho thấy các quốc gia đều ra sức tạo chơi sân chơi mới với nhiều mô hình và thể chế khác nhau để tạo ra một sự canh trạnh ngày càng gay gắt, tạo thu hút dòng đầu tư FPI nhằm góp phần phát triển triển đất nước mình.
Bên cạnh đó, số lượng đặc khu kinh tế tăng nhanh qua các thời kỳ. Từ 9 khu tại 9 quốc gia vào những năm 1960 thì đến nay có khoảng 4500 mô hình này tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn tiếp tục gia tăng và đề ra các mô hình kinh doanh mới.
Theo đánh giá của tạp chí Nhà kinh tế năm 2016, sự phát triển của các đặc khu kinh tế góp phần quan trọng thức đẩy thương mai phát triển toàn cầu, hội nhập kinh tế thế giới tại 606 triệu việc làm trực tiếp.
Việc phát triển thành công và không thành công của mỗi đặc khu kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và các điều kiện khác nhau. Song một điều không thể phủ nhận đó là mô hình này mang lại cho các quốc gia và vùng lãnh thổ cơ hội thu hút nguồn vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp nhận tri thức công nghệ mới, phương tiện quản lý hiện đại, thúc đẩy trao đổi thương mai, thúc đẩy mở rộng nền kinh tế trong nước để hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, hợp tác phát triển kinh tế thế giới, khắc khục các hạn chế vốn có của các khu công nghiệp và khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao hiện tại của Việt Nam, Chính phú Việt Nam nghiên cứu và xây dựng mô hình đơn vị hành chính kinh tế mà đó là đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Việc phát triển của 3 đặc khu thể hiện sự nhất quán, quyết tâm của Đảng, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đối với việc mạnh dạn tạo một sân chơi mới, một luật chơi mới với thể chể chính sách vượt trội cạnh tranh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước ngay tại trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chúng ta chủ động tạo một sân chơi quốc tế ngay tại trên lãnh thổ Việt Nam”.
Theo Bộ trưởng, 3 đặc khu ở Việt Nam được định hướng phát triển với 2 mục tiêu chính: Thứ nhất, hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao và có sự phát động lan tỏa đến khu vực và toàn bộ nền kinh tế. Thu hút công nghệ cao với những ngành nghề lĩnh vực cạnh tranh phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, trở thành một nơi đáng sống và làm việc, nơi có thịnh vượng về kinh tế, sự phát triển về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và đời sống của người dân. Thứ hai, chủ động tạo ra một sân chơi mới với thể chế chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới, nghiên cứu sáng tạo, các ngành khoa học công nghệ 4.0, giáo dục, y tế chất lượng cao, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, phát triển dịch vụ cảng biển và sân bay, thương mại và tái chính quốc tế”.
Để xây dựng và thu hút đầu tư vào đặc khu thì việc xây dựng hành lang pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt gọi tắt Luật Đặc khu được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các điều khoản như sau: Không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Môi trường sức khỏe và người dân phải giữ gìn và là vấn đề cốt lõi đồng thời phải giữ vững và đảm bảo đặc biệt các giá trị văn hóa truyền thông của dân tộc. Tuy nhiên, luật vẫn phải đảm bảo được quyền tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật công nhận.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong tinh thần quan điểm của nguyên tắc khi xây dựng trong Luật Đặc khu ngoài việc gắn với chính sách vượt trội, cạnh tranh và thì cần nhấn mạnh đến sự quan tâm của nhà đầu tư. Đó không phải chỉ là ưu đãi về thuế, đất đai mà chủ yếu là tổ chức chính quyền, thẩm quyền của người đứng đầu, các thủ tục được giải quyết, các cam kết của chính phủ về việc giữ vững ổn định lâu dài chính sách, kết cấu hạ tầng có đồng bộ thuận lợi hay không với một môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch hay không, gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương như thế nào. Đấy là những vấn đề quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm.
Thực tế, Luật Đặc khu kinh tế ra đời ở Việt Nam khi chúng ta chưa từng có tiện lệ, là một vấn đề khó. Song chúng ta vẫn cần xây dựng một bộ luật phải tiếp cận theo hướng thận trọng, phải cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thế nhưng, chúng ta không nên quá quá cầu toàn vì đó là vấn đề mới.
Với cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4, thế giới đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thay đổi tác động nhiều vấn đề mới từ thể chế đến phương thức quản lý. Trong đó việc kết nối hợp tác cùng phát triển là xu thế tất yếu. Nếu được thông qua, Luật Đặc khu kết hợp với các văn bản pháp luật sẽ tạo cơ sở, nền tảng để chúng ta thử nghiệm các chính sách mới ở Việt Nam đồng thời góp phần nhân rộng sáng kiến.
“Thực tế, Luật Đặc khu kinh tế ra đời ở Việt Nam khi chúng ta chưa từng có tiền lệ, là một vấn đề khó. Song chúng ta vẫn cần xây dựng một bộ luật phải tiếp cận theo hướng thận trọng, phải cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thế nhưng, chúng ta không nên quá cầu toàn vì đó là vấn đề mới. Trong 10 năm, Hàn Quốc đã phải sửa đổi 6 lần Luật Đặc khu. Nếu cần sửa đổi bổ sung thì chúng ta tiếp tục nghiên cứu, thay đổi đừng vì sự cầu toàn quá mà làm chậm đi sự phát triển của đất nước, mất đi cơ hội.
Vấn đề chúng ta quan tâm nhất hiện nay là sau khi luật ban hành thì việc tổ chức, thực thi bộ luật thế nào, làm thế nào để nó thành công. Từ việc quy hoạch và quản lý vấn đề quy hoạch đó như thế nào, tìm các nhà đầu tư chiến lược ra sao cùng cần phải cân nhắc. Khi ban hành, luật phải khả thi, phải đi vào cuộc sống, đảm bảo sự thành công. Vì chúng tôi tổng kết các đặc khu trên thế giới, có nhiều nơi thành công, nơi thất bại. Song, chúng ta phải đảm bảo sự thành công từ bộ luật của mình” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.