Aa

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đầy đủ cần những gì?

Thứ Bảy, 14/01/2017 - 21:33

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm các gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo truyền thuyết, ngày này Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.

Thần Táo quân gồm 3 người, 03 táo ông và 01 táo bà. Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng Chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo.

Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. 

Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. 

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu ba bộ mũ áo và cá chép.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo có thể là cỗ mặn hoặc chay.

Lễ vật chuẩn bị cúng ông Công ông Táo gồm có:

- Ba bộ mũ áo gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Mỗi Táo quân cần thêm hia, hài.

- Ba cá chép sống để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời. Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). 

Có thể cúng 1 hoặc 3 con cá chép sống để Táo quân lấy phương tiện về chầu trời.

Có thể cúng 1 hoặc 3 con cá chép sống để Táo quân lấy phương tiện về chầu trời.

- 1 mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay chỉ lễ chay để tiễn Táo công. 

Lưu ý:  Khi mua đồ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Năm Đinh Dậu (2017) hành hỏa thì nên dùng mũ áo màu đỏ. 

Địa điểm cúng ông Công ông Táo

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh. 

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng. Theo quan niệm dân gian từ 11 giờ - 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top