Aa

Mỗi năm, Việt Nam cần xây dựng thêm 374.000  đơn vị nhà ở mới tại các đô thị

Thứ Năm, 05/10/2017 - 04:01

Theo WB, Việt Nam là một trong những quốc gia nổi bật, đi đầu trong nâng cấp đô thị, chẳng hạn như xử lý các vấn đề tiếp cận dịch vụ cơ bản: nhà ở xã hội, giao thông, nước sạch, y tế… Tuy nhiên, vấn đề nhà ở đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, do đô thị hóa nhanh nên mỗi năm cần xây dựng thêm 374.000 đơn vị nhà ở mới tại các đô thị.

Báo cáo “Mở rộng cơ hội cho người nghèo đô thị” của WB công bố ngày 3/10 cho thấy, Việt Nam có dân số đứng thứ 6 khu vực Đông Á nhưng chỉ có 32% tập trung tại 2 thành phố lớn nhất. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh, 3,2% hàng năm. Đây là tốc độ cao gấp đôi tốc độ tăng dân số cả nước.

Trong đó, Hà Nội và TP.HCM đã và đang khai thác tốt quá trình đô thị hóa, cụ thể là thu nhập sau khi đã điều chỉnh theo mức chi phí tại hai thành phố này cao gần gấp đôi thu nhập ở các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, các thị xã và thành phố cấp hai lại ít thành công hơn. Tại đây, có đến 70% người nghèo đô thị sinh sống, trong khi đó, Hà Nội và TP.HCM chỉ có 11% dân số sống trong cảnh nghèo.

Cũng theo báo cáo của WB, con số thanh niên ngày càng tăng trong số dân nhập cư tại các đô thị, 23% thanh niên trong độ tuổi 15 - 21 đã ra sống tại địa bàn đô thị trong vòng 5 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong khu vực đô thị đang có xu hướng tăng. Hiện nay, tỷ lệ này là 11,5%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 4,1% ở địa bàn nông thôn.

do đô thị hóa nhanh nên mỗi năm cần xây dựng thêm 374.000 đơn vị nhà ở mới tại các đô thị.

Do đô thị hóa nhanh nên mỗi năm cần xây dựng thêm 374.000 đơn vị nhà ở mới tại các đô thị.

Về vấn đề nhà ở đô thị, báo cáo của WB cho rằng, tại Việt Nam có ít các khu “ổ chuột” theo nghĩa truyền thống. Vấn đề ở đây là tình trạng xây dựng không phép dẫn đến không có cơ sở hạ tầng tốt tại các khu thu nhập thấp. Người nhập cư trái phép không theo quy định về xây dựng, vì vậy hệ thống hạ tầng kém, quản lý chất thải tồi.

WB cho rằng, Việt Nam cần một hệ thống linh hoạt, đa chiều về quản lý nguồn cung nhà ở, khuyến khích và tạo điều kiện tiếp tục cung cấp nhà ở giá rẻ, kết nối giao thông với khu ngoại ô, sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào xây dựng và cho thuê nhà ở.

WB cũng đánh giá cao nỗ lực nâng cấp đô thị trong những năm gần đây của Việt Nam. Theo WB, Việt Nam là một trong những quốc gia nổi bật, đi đầu trong nâng cấp đô thị, chẳng hạn như xử lý các vấn đề tiếp cận dịch vụ cơ bản: nhà ở xã hội, giao thông, nước sạch, y tế…

Tuy nhiên vấn đề nhà ở đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, do đô thị hóa nhanh nên mỗi năm cần xây dựng thêm 374.000 đơn vị nhà ở mới tại các đô thị.

Báo cáo đề xuất 10 nguyên tắc chung có thể áp dụng vào các hoàn cảnh cụ thể, trong đó có kết nối người nghèo với thị trường lao động; đầu tư vào quy hoạch đồng bộ, đảm bảo cung cấp đất và nhà ở giá rẻ; tôn trọng quyền của người dân đối với thành phố; xác định đối tượng khó khăn trong số người nghèo đô thị; tăng cường quản trị địa phương…

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top