Aa

Nếu 70% lướt sóng đất nền, thị trường sẽ nguy hiểm…

Thứ Bảy, 05/05/2018 - 14:01

Nếu 70% lướt sóng đất nền, thị trường sẽ nguy hiểm…; Giảm giá, hạ chia sẻ doanh thu để kéo khách thuê mặt bằng bán lẻ; Tầm quan trọng của bản đồ quy hoạch nhìn từ lịch sử kiến trúc thế giới;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Tạm dừng giao dịch, chuyển nhượng đất tại Vân Đồn: Tác động nặng nề đến thị trường bất động sản

Liên quan đến quyết định tạm dừng giao dịch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất cho các tổ chức, dự án và tạm dừng giao dịch chuyển nhượng đất tại Vân Đồn, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VARS cho rằng, việc ngăn chặn hiện tượng giao dịch, mua bán đất đai trái quy định pháp luật, ngăn chặn đầu cơ đẩy giá bất động sản, tạo thị trường ảo và bong bóng giá trị bất động sản là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Đính, động thái của tỉnh Quảng Ninh là dừng mọi giao dịch mua bán nhà đất chờ phê duyệt quy hoạch là không nên và hoàn toàn sai luật.

“Việc này sẽ khiến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng, gây hậu quả rất nặng nề khó hồi phục lại trong một thời gian dài. Và có thể sẽ lan tỏa cả thị trường bất động sản toàn tỉnh Quảng Ninh”, ông Đính nhận định.

Xem chi tiết tại đây

Bộ KHĐT: Chi phí giải tỏa sân bay Long Thành 4,71 tỷ đồng mỗi hộ dân là rất cao

Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước, Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa yêu cầu tỉnh Đồng Nai giải trình làm rõ tổng vốn và các hạng mục đầu tư tại báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành.

Phối cảnh sân bay Long Thành

Phối cảnh sân bay Long Thành

Theo báo của từ tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư thu hồi, bồi thường, tái định cư dự án sân bay Long Thành là 22.927 tỷ đồng. Trong đó chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 17.943 tỷ, chi phí xây dựng hạ tầng khu tái định cư, hạ tầng xã hội là 4.042 tỷ đồng.

Như vậy, với 4.864 hộ dân bị giải phóng mặt bằng, suất vốn đầu tư mỗi hộ là 4,71 tỷ đồng. Bộ KHĐT cho rằng mức đền bù khoảng 4,71 tỷ đồng cho mỗi hô dân này khá cao so với các dự án khác.

"Đề nghị tỉnh Đồng Nai giải trình căn cứ pháp lý, cơ sở tính toán và nguyên nhân suất đầu tư rất cao của dự án", Bộ KHĐT nêu rõ.

Xem chi tiết tại đây

Tầm quan trọng của bản đồ quy hoạch nhìn từ lịch sử kiến trúc thế giới

Việc xây dựng các đô thị theo bản thiết kế quy hoạch dựng sẵn đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều bản quy hoạch thiết kế hai thành phố cổ Mohenjo-daro và Harappa ở vùng thung lũng Indus, Pakistan có niên đại từ thế kỷ 25 trước Công nguyên. Người La Mã, trong công cuộc chinh phục nên đế chế khổng lồ của mình, đã xây dựng nhiều thành phố theo một mẫu quy hoạch chuẩn được tạo nên bởi các nhà toán học và kiến trúc sư hàng đầu khi đó trên khắp châu Âu.

Bản đồ quy hoạch thiết kế đầu tiên của Chandigarth, Ấn Độ, được coi là thành phố quy hoạch kỹ càng nhất thế giới

Bản đồ quy hoạch thiết kế đầu tiên của Chandigarth, Ấn Độ, được coi là thành phố quy hoạch kỹ càng nhất thế giới

Đến thời kỳ Trung Cổ, trong khi các nước Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục thực hiện thiết kế, quy hoạch đô thị thì các thành phố ở châu Âu lại phát triển hoàn toàn không theo kế hoạch nào cả. Đây là lý do chính vì sao người dân đô thị ở phương Tây khi ấy phải chịu đựng một loạt các tai họa như ngộ độc, dịch bệnh, cháy nhà, lũ lụt,v.v... Đợt dịch hạch giết chết hàng triệu người trong khoảng những năm 1347 - 1351 xảy ra là do hệ thống cống rãnh từ thời La Mã không được sửa chữa và vệ sinh, tạo điều kiện cho số lượng chuột cống bùng nổ.

Phải đến đầu thời kỳ cách mạng công nghiệp, khi mà dân số đô thị bùng nổ, những người nông dân ly hương để vào làm trong các nhà máy, xưởng thủ công, thì các quan chức mới nhận ra tầm quan trọng trong việc xây dựng thành phố theo bản đồ quy hoạch. Giới kiến trúc sư bắt đầu tìm kiếm và phục hồi các quy tắc quy hoạch đô thị có từ thời La Mã, như xây dựng thành phố theo dạng lưới.

Xem chi tiết tại đây

Nếu 70% lướt sóng đất nền, thị trường sẽ nguy hiểm…

Đó là một trong những thông tin mà ông Nguyễn. Văn Đực - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản TPHCM, đã chia sẻ trước bối cảnh đất nền đang lên cơn sốt cục bộ tại TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận trong thời gian qua.

Thị trường đang chứng kiến cảnh tượng người người, nhà nhà đi mua đất, bất chấp cảnh báo, quy hoạch của cơ quan chức năng và chuyên gia..

Ông nguyễn Văn Đực, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản TP HCM.

Ông nguyễn Văn Đực, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.

Từ sau Tết nguyên đán đến nay, giá đất thổ cư và đất dự án liên tục tăng cao, đạt ngưỡng 30-50% chỉ trong vòng 4-5 tháng. Đặc biệt, việc mua bán chủ yếu diễn ra ở các nhà đầu tư (NĐT). Không riêng gì đất nền vùng ven Tp.HCM mà những khu vực lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương giá cũng tăng theo. Hiện tại, theo tôi, số lượng nhà đầu tư lướt sóng đã “ngấp nghé” 50%. Tỉ lệ này ở các dự án mới là 70-80% Đa số trong số họ là dùng lượng tiền nhỏ để mua đất.

Hiện tại, bong bóng BĐS đã có dấu hiệu đỉnh điểm. Nếu hoạt động đầu cơ, lướt sóng đạt khoảng 70% thì nguy cơ bong bóng sẽ xảy ra, nếu đạt đến ngưỡng hơn 80% bong bóng sẽ vỡ…

Xem chi tiết tại đây

Mặt bằng bán lẻ ngoài trung tâm: Giảm giá, hạ chia sẻ doanh thu để kéo khách thuê

Tổng nguồn cung bán lẻ tại TP.HCM trong quý I/2018 là 869.160m2 với một dự án bán lẻ mới vừa được đưa vào hoạt động là Trung tâm thương mại Vạn Hạnh tại quận 10 và không có nguồn cung mới tại khu trung tâm. Mặc dù nằm tại khu vực ngoài trung tâm, dự án này vẫn đạt tỷ lệ lấp đầy hơn 90% từ khi khai trương đến nay với hơn 200 nhãn hàng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, không phải dự án nào ngoài trung tâm cũng được may mắn như Trung tâm thương mại Vạn Hạnh. Trên thực tế, giá thuê khu vực ngoài trung tâm ghi nhận tại quý I là 36,4 USD/m2/tháng, giảm nhẹ 1,1% so với quý trước, do một số dự án giảm giá để thu hút khách thuê. Thậm chí một số dự án bán lẻ tại khu vực ngoài trung tâm còn đưa ra điều khoản thuê linh hoạt khác như giá thuê cố định hay chỉ chia sẻ doanh thu từ 20 - 25% cho thời gian thuê đầu. Trong khi đó, giá thuê khu vực trung tâm tăng nhẹ, đạt 121,6 USD/m2/tháng, do nhu cầu thuê mặt bằng khu trung tâm tăng trong khi nguồn cung hạn chế.

Dự báo, trong 3 năm tới, một nguồn cung lớn từ các khối đế bán lẻ sẽ được đưa vào thị trường, đặc biệt là khu ngoài trung tâm. Vì thế, sự cạnh tranh giữa các khối đế bán lẻ sẽ trở nên khốc liệt hơn. Ngành hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi và thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng chính trong tương lai.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top