Aa

Nếu tái nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế biển chiến lược hội tụ sân bay, cảng biển cùng năng lượng tái tạo

Thứ Bảy, 19/04/2025 - 16:40

Dự kiến sau khi sáp nhập, địa phương mới của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế biển của cả nước, hội tụ sân bay, cảng biển cùng tiềm năng về năng lượng tái tạo.

Thông tin mới nhất trên báo Lao Động và Tiền Phong cho biết, ngày 17/4/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau và Bạc Liêu đã họp để thống nhất các nội dung hợp nhất hai tỉnh này. Theo Nghị quyết 60-NQ/TW, sau khi sáp nhập, đơn vị hành chính mới sẽ mang tên tỉnh Cà Mau, với trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cà Mau hiện nay.

Theo đó, tỉnh Cà Mau mới sẽ sở hữu vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở cực Nam của Tổ quốc, với ba mặt giáp biển, bao gồm Biển Đông và Vịnh Thái Lan, cùng đường bờ biển dài 254km.

Vùng biển rộng lớn khoảng 80.000km2 với các cụm đảo như Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, bao gồm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích 2.667,9km2 với mức dân số 925,2 người.

Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích tự nhiên 5.274,5km2 với dân số 1.207,4 người.

Nếu như sáp nhập, địa phương mới sẽ có diện tích tự nhiên khoảng 7.942,4km2 với dân số ở vào khoảng 2.132,6 người.

"Thủ phủ" về tôm

Cà Mau và Bạc Liêu là hai tỉnh dẫn đầu cả nước về nuôi trồng và chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm. Năm 2024, Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước với gần 280.000 ha, sản lượng tôm đạt khoảng 252.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,265 tỷ USD.

Bạc Liêu đứng thứ hai với diện tích nuôi tôm gần 135.000 ha, sản lượng tôm đạt 305.300 tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,2 tỷ USD .

Nếu tái nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế biển chiến lược hội tụ sân bay, cảng biển cùng năng lượng tái tạo- Ảnh 1.

Cả Cà Mau và Bạc Liêu đều sở hữu thế mạnh về nuôi tôm. Ảnh: Internet

Bạc Liêu hiện có 48 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, công suất thiết kế gần 300.000 tấn/năm . Tỉnh đã xây dựng 5 vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích hơn 7.000ha, cùng với 2 khu nuôi tôm an toàn sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cà Mau cũng có 41 nhà máy chế biến thủy sản, cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho chế biến xuất khẩu

Nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo

Cà Mau và Bạc Liêu đều có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Cà Mau có bờ biển dài 254km, với tiềm năng điện gió khoảng 12.018MW và điện mặt trời khoảng 2.846MW. Tỉnh đang triển khai nhiều dự án điện gió, hướng tới mục tiêu xuất khẩu điện từ năng lượng tái tạo đạt 2.000MW vào năm 2031 và 5.000MW vào năm 2040.

Nếu tái nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế biển chiến lược hội tụ sân bay, cảng biển cùng năng lượng tái tạo- Ảnh 2.

Bạc Liêu có nhiều tiềm năng về năng lượng điện gió. Ảnh: Internet

Bạc Liêu đã thu hút được 10 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất hơn 660 MW, trong đó 8 nhà máy đã hoạt động.

Tỉnh cũng đang triển khai dự án Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu với công suất 3.200 MW, tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, được xác định là dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện.

Sở hữu sân bay và cảng biển

Nếu Cà Mau và Bạc Liêu tái nhập, địa phương mới sẽ sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông chiến lược, bao gồm sân bay và cảng biển nước sâu, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho phát triển kinh tế biển và hội nhập quốc tế.

Dự án mở rộng và nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau với tổng vốn đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng, đang được triển khai tích cực.

Nếu tái nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế biển chiến lược hội tụ sân bay, cảng biển cùng năng lượng tái tạo- Ảnh 3.

Sân bay Cà Mau. Ảnh: Internet

Theo quy hoạch, sân bay sẽ được xây mới đường cất hạ cánh dài 2.400 m, rộng 45m, cùng với đường lăn và sân đỗ máy bay, đảm bảo khai thác các loại máy bay như A320, A321 và tương đương. Nhà ga hành khách được mở rộng, gồm hai tầng với diện tích xây dựng 2.660m2, đón được 500.000 khách mỗi năm và có thể mở rộng đến một triệu khách khi có nhu cầu.

Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2025, đưa sân bay Cà Mau trở thành cửa ngõ hàng không hiện đại, kết nối vùng cực Nam với các trung tâm kinh tế lớn trong nước và quốc tế.

Cảng biển nước sâu Hòn Khoai (Cà Mau) và Gành Hào (Bạc Liêu) được xem là hai dự án trọng điểm, được quy hoạch để phát triển thành các cảng tổng hợp hiện đại. Cảng Hòn Khoai dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 250.000 tấn, trở thành cảng tổng hợp nước sâu lớn nhất trong hệ thống cảng biển Việt Nam.

Nếu tái nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế biển chiến lược hội tụ sân bay, cảng biển cùng năng lượng tái tạo- Ảnh 4.

Hệ thống cảng biển hiện đại. Ảnh: Internet

Cảng Gành Hào, với quy mô 3,5ha, cách đất liền 17-18km, có thể tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000 đến 100.000 DWT, đóng vai trò quan trọng trong tuyến giao thông biển huyết mạch của Việt Nam, kết nối với các khu vực như cảng Vân Phong, cảng Vũng Tàu, cảng Sài Gòn, đồng thời là điểm trung chuyển quan trọng trong tuyến vận tải biển Thái Bình Dương

Sự kết hợp giữa sân bay hiện đại và hệ thống cảng biển nước sâu sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông đa phương thức, thúc đẩy phát triển kinh tế biển, logistics và du lịch, đưa địa phương mới trở thành trung tâm kinh tế biển chiến lược của quốc gia.

Sự tái hợp giữa Cà Mau và Bạc Liêu, nếu được hiện thực hóa, không chỉ là một điều chỉnh hành chính đơn thuần mà còn mang ý nghĩa lịch sử - đánh dấu sự trở lại của một không gian địa lý - văn hóa - kinh tế từng gắn bó mật thiết trong quá khứ. Với lợi thế về vị trí địa lý đặc biệt, thế mạnh nuôi trồng và chế biến thủy sản, tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, cùng hệ thống hạ tầng đang được đầu tư bài bản như sân bay Cà Mau hay cảng biển Hòn Khoai - Gành Hào, địa phương mới sau tái nhập hứa hẹn sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển chiến lược, một cực tăng trưởng mới của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia.

Việc hoạch định đúng tầm nhìn, quản trị hiệu quả và phát huy giá trị hợp lực giữa hai địa phương sẽ là chìa khóa biến tiềm năng thành hiện thực trong một giai đoạn phát triển mới, bền vững và đột phá.

Ngày 20/12/1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở cực Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế.

Theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1/1/1976, với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu.

Ngày 10/3/1976, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đổi tên thành tỉnh Minh Hải theo đề nghị của Tỉnh ủy, được Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đồng ý.

Ý nghĩa tên Minh Hải vừa là từ ghép gợi nhớ đến 2 địa danh cũ, vừa có nghĩa là biển sáng.

Sau khi hợp nhất, tỉnh Minh Hải có 2 thị xã và 7 huyện. Tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải ban đầu đặt tại thị xã Bạc Liêu, lúc này lại được đổi tên là thị xã Minh Hải.

Đến tháng 11/1996, Quốc hội khóa IX phê chuẩn tách tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau (chính thức hoạt động từ tháng 1/1997 cho đến nay). Lúc này, tỉnh Bạc Liêu có một thị xã và 3 huyện. Tỉnh Cà Mau gồm một thị xã và 6 huyện.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top