Aa

Ngân hàng nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản

Thứ Ba, 07/08/2018 - 14:01

Ngân hàng nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản; Doanh nghiệp bất động sản Việt thờ ơ xây dựng chính sách; Phân khúc cao cấp “nóng” nhờ nhiều thương vụ M&A; Đầu tư khoảng 20 tỷ đồng cho “Ngân hàng đất” đầu tiên của ĐBSCL;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Ngân hàng nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong những tháng cuối năm 2018.

Theo đó, NHNN Việt Nam yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán trên địa bàn theo thẩm quyền; chủ động theo dõi, cập nhật thông tin để cảnh báo kịp thời những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ…

NHNN Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018, bảo đảm tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn hoạt động cho vay, xử lý nợ xấu cũ, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Doanh nghiệp bất động sản Việt thờ ơ xây dựng chính sách

Chính sách công là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chiến lược và sự phát triển của một doanh nghiệp. Có thể ví chính sách công là bản lề để các doanh nghiệp soi chiếu và đề ra phương hướng kinh doanh.

Theo PGS.TS Ngô Phúc Hạnh, Phó Trưởng khoa Chính sách công, Học viện chính sách và phát triển, trong quá trình xây dựng chính sách ở Việt Nam, sự tham gia của cộng đồng và cụ thể là đối tượng doanh nghiệp còn ít. Ví dụ như tại Thái Lan, Hiệp hội các doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp thường sẽ có những đề xuất chiến lược phát triển ngành. Chính phủ sẽ xem xét để xem có thể chấp nhận đề xuất đó như thế nào và doanh nghiệp cứ đi theo quyết định đó. Họ là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ một chính sách vì vậy sẽ tuân thủ chuẩn hơn và biết được chính sách đó như thế nào.

Ở một góc độ khác, doanh nghiệp cũng thờ ơ với vấn đề soạn thảo chính sách. Các dự thảo luật có liên quan đã được gửi đến các doanh nghiệp nhưng không được đọc, họ thờ ơ với chính yếu tố sẽ tác động trực tiếp đến mình. Thói quen để doanh nghiệp tham gia vào góp ý soạn thảo chính sách hiện không có.

Xem chi tiết tại đây

Phân khúc cao cấp “nóng” nhờ nhiều thương vụ M&A

Thị trường bất động sản Việt Nam nửa đầu năm 2018 tiếp tục sôi động với hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) thuộc phân khúc nhà ở, thương mại và công nghiệp. Đáng chú ý là sự sôi động trở lại của phân khúc cao cấp và siêu cao cấp nói riêng được hỗ trợ bởi những lợi thế như tích lũy người dân tăng cao, các chính sách phù hợp dành cho nhiều đối tượng người mua nhà.

Tìm hiểu từ hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản thời gian qua, phải kể đến những thương vụ điển hình khởi đầu là thương vụ An Gia Investment bắt tay Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) để hoàn tất việc mua 5 block thuộc dự án khu dân cư phức hợp Lacasa (quận 7, TP.HCM) từ tay Tập đoàn Vạn Phát Hưng hồi tháng 3/2017. Theo đó, An Gia phát triển một dự án mới có quy mô 6ha với 2.000 căn hộ, bao gồm cả officetel, có tổng vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng.

Tiếp theo là thương vụ hai nhà đầu tư đến từ Nhật Bản Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác cùng Nam Long góp vốn theo tỷ lệ 50 - 50 để thực hiện 26ha dự án Mizuki Park (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Đây là một trong những dự án quan trọng nhất của Nam Long trong giai đoạn 2017 - 2024. Được biết, giá trị thương vụ này là 8.000 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức góp vốn.

Từ những thương vụ kể trên cho thấy, xu hướng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh trên thị trường ngày càng nhiều. Xu hướng “bắt tay” của các “ông lớn” bất động sản dường như đã giúp tận dụng và phát huy thế mạnh của các bên để tạo nên nhiều điểm nhấn cho kiến trúc đô thị và gia tăng giá trị cho khách hàng.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đầu tư khoảng 20 tỷ đồng cho “Ngân hàng đất” đầu tiên của ĐBSCL

Trước bất cập về vấn đề chỗ đổ bùn đất nạo vét cùng thực trạng thiếu đất san lấp mặt bằng trong xây dựng, “ngân hàng đất” đầu tiên của Đồng Bằng sông Cửu Long ra đời có quy mô khoảng 11 ha với kinh phí thực hiện khoảng 20 tỷ đồng.

Tỉnh Cà Mau quyết định đầu tư “ngân hàng đất” với quy mô khoảng 11 ha, nằm tại xã Trần Thới (huyện Cái Nước). Điểm đầu của dự án giáp dưới chân cầu Đầm Cùng, chạy dài đến cống Bào Chấu. Kinh phí thực hiện dự án khoảng 20 tỷ đồng.

Ông Tô Quốc Nam, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, mục tiêu “ngân hàng đất” là dự trữ bùn đất, khi các công trình xây dựng cần sẽ lấy đất từ ngân hàng để san lấp mặt.

Xem chi tiết tại đây

Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ Bitexco thâu tóm Du lịch Hương Giang

Thanh tra Chính phủ đang thanh tra làm rõ vụ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế "sang tay" hơn 60% cổ phần tại Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang (Công ty Du lịch Hương Giang) cho Tập đoàn Bitexco với giá rẻ bèo và không thông qua đấu giá công khai.

Liên quan đến thương vụ lùm xum "Bitexco thâu tóm Công ty Du lịch
Hương Giang", thông tin trên tờ Dân Việt, chiều 2/8 vừa qua, tại họp báo thường kỳ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Hoàng Ngọc Khanh - Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã trả lời một số thông tin cho báo chí.

Ông Hoàng Ngọc Khanh cho biết, sau khi có thông tin từ dư luận, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo việc tỉnh chuyển nhượng hơn 60% cổ phần tại Công ty Du lịch Hương Giang cho Tập đoàn Bitexco. Sau khi tỉnh có báo cáo, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có kết luận về vụ việc.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top