Đã đến lúc bỏ quy định ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần?
Đây là một trong những nội dung được Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) trình bày trong văn bản số 108/CV-HoREA góp ý đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW6 (khóa XI) về đổi mới chính sách pháp luật đất đai.
Theo đó, HoREA kiến nghị cần bỏ quy định "Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần" tại điều 113 Luật Đất đai; và sửa đổi điều 114 Luật Đất đai theo hướng giao trách nhiệm và toàn quyền cho cấp tỉnh ban hành bảng giá đất để đảm bảo thực hiện nguyên tắc "giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường" theo điều 112 Luật Đất đai, và để phù hợp với thực tế tình hình của địa phương.
Khu Đông Sài Gòn áp đảo nguồn cung biệt thự liền kề trong tương lai
Đó là nhận định của Savills đưa ra trong báo cáo tình hình thị trường BĐS TP.HCM quý III/2017 vừa công bố mới đây. Savills dự báo, từ quý IV/2017 đến 2019, nguồn cung mới đạt xấp xỉ 12.600 căn/nền. Các quận phía Đông dẫn đầu thị trường chiếm 50% thị phần.
Trước đó, trong quý III/2017, có 5 dự án mới và giai đoạn mở bán tiếp theo của một dự án hiện hữu cung cấp hơn 750 căn. Nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 2.000 căn, tăng 3% theo quý và giảm -48% theo năm.
Lượng giao dịch tăng 34% theo quý nhưng giảm -9% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 55%, tăng 13 điểm phần trăm theo quý và 23 điểm phần trăm theo năm. Quận 9 tiếp tục dẫn đầu với 43% thị phần.
Ồ ạt bung hàng, tiêu thụ condotel trên đà suy sụp
Chỉ trong quý 3/2017, các chủ đầu tư đã đưa ra thị trường khoảng 4.096 căn condotel, tăng 2,2 lần so với quý trước (1.844 căn). Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ của phân khúc này chỉ đạt khoảng 28% (khoảng 1.128 căn).
Tính đến quý III/2017, nguồn cung sơ cấp thị trường condotel khoảng 6.013 căn. Các dự án tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa (2.349 căn), chiếm khoảng 40% nguồn cung sơ cấp toàn thị trường. Trong đó, Bình Định 1.500 căn (chiếm khoảng 22%), Đà Nẵng khoảng 956 căn (chiếm khoảng 19%) nguồn cung thị trường.
Theo ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc DKRA Việt Nam, sau 2 năm sôi động với cung và cầu mạnh (2015 – 2016), thì BĐS nghỉ dưỡng từ giữa 2017 đã có dấu hiệu giảm nhiệt do nguồn cung dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Gặp gỡ cha đẻ của hàng loạt khu nghỉ dưỡng bậc nhất nhất châu Á
Từ một khởi đầu khiêm tốn trong vài mét vuông tại văn phòng của Bill Bensley ở Bangkok, Clint Nagata đã trở thành một chuyên gia toàn cầu về thiết kế và kiến trúc khách sạn.
Nhờ sự hỗ trợ của Bensley, Nagata đã thành lập công ty BLINK của riêng mình tại Đông Nam Á. Cho đến nay, hãng thiết kế của Nagata đã có khoảng 85 nhân lực tại các văn phòng ở Bangkok, Singapore, New Dehli và Thượng Hải.Dấu chân của BLINK trải dài từ các thành phố đang phát triển của Trung Quốc đến cả bờ biển nguyên sơ của Maldives, từ những trung tâm của sự phát triển như Nairobi đến các khu di tích của Istanbul.
“Tôi đã được dạy rằng dấu ấn về một vùng đất là điểm rất quan trọng tạo nên sự thành công của một dự án. Và cho đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn làm việc với phương châm ấy. Vai trò của chúng tôi là phát huy tốt nhất những dấu ấn của một vùng đất, đồng thời gợi nên những đặc tính của thương hiệu và chủ sở hữu dự án”, Nagata chia sẻ.
Ngoài 2 BĐS bị đề nghị kê biên, ông Trầm Bê còn những tài sản “khủng” nào?
Các khu đất bị đề nghị kê biên chỉ là hai trong số hàng loạt BĐS nói riêng và tài sản giá trị nói chung mà ông Trầm Bê sở hữu trước khi bị bắt hồi đầu tháng 8/2017.
Trong đó phải kể đến dinh thự 5 chóp của ông Trầm Bê tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh tọa lạc trên khu đất rộng 30ha, trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh quý.
Dinh thự này có thiết kế quý phái như một cung điện nguy nga cũng như trang trí xung quanh bởi những vật dụng trị giá hàng tỷ đồng như chiếc đén chùm bán kính 10m được đặt hàng từ châu Âu với các thanh giằng được dát vàng; bộ xương voi ma mút thời tiền sử...
Căn biệt thự được đánh giá là lớn nhất Nam Bộ và được dư luận đồn đoán thuộc hàng sang nhất Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng với khối BĐS trong nước, ông Trầm Bê còn được biết đến với thương vụ mang tiền ra xứ người đầu tư BĐS tại Mỹ.