Đứng trước thực tế các khu nhà tại TP.HCM được xây dựng lớn nhỏ khác nhau không đồng đều làm mất bộ mặt mỹ quan đô thị, hơn nữa ảnh hưởng đến yếu tố tự nhiên như ánh sáng và sự thông gió khi áp dụng vào không gian sống.
Để hạn chế những vấn đề trên, công trình này đã khai thác thêm 1 tầng hầm, các tầng còn lại sẽ bố trí phù hợp với giải pháp tối ưu.
Kiến trúc sư đã đề xuất sử dụng hệ thống cột bê tông ẩn trong 2 bức tường bê tông nằm phía Bắc và phía Nam đối diện với nhà hàng xóm, chức năng của nó sẽ vừa có vai trò là cấu trúc chính cho ngôi nhà vừa giải phóng không gian phần chính giữa của ngôi nhà.
Theo nguyên tắc kiến trúc các không gian khi xếp chồng lên nhau sẽ tối đa hóa diện tích sử dụng và tạo nên những không gian nhỏ, biệt lập, nhưng với công trình này kiến trúc sư muốn làm ngược lại, kết nối trực quan và không gian các phần khác nhau của ngôi nhà bằng cách tách sàn và xếp tầng so le.
Với giải pháp này, cuộc sống trong ngôi nhà sẽ có tầm nhìn thoáng đãng, tự nhiên hơn, điển hình khi một thành viên trong gia đình bước ra khỏi phòng ngủ thì chính họ đã ở 1 không gian khác, không gian đó tiếp tục kết nối với không gian bên kia của tầng trên.
Phần trục chính giữa ngôi nhà ví như giếng trời giúp cho các ánh sáng ban ngày lan tỏa xuống tầng hầm, không gian làm việc và khu vườn bên cạnh ngôi nhà một cách tự nhiên.
Từ ngoài ta cũng sẽ thấy ngôi nhà có kết cấu vững chắc đan xen giữa bê tông và gạch.
Mặt bằng bố trí ngôi nhà