Nguy cơ “sập bẫy” môi giới đất nền
Cơ quan quản lý TP.HCM vừa phát đi thông điệp cảnh báo người dân trên địa bàn về các trường hợp môi giới có dấu hiệu lừa đảo, rao bán đất nền không hợp pháp.
Ông Nguyễn Tấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND Huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa có văn bản báo cáo kết quả rà soát tình hình giao dịch mua bán đất nền của Công ty CP Địa ốc Alibaba (Địa ốc Alibaba) trên địa bàn huyện.
Theo đó, qua kiểm tra rà soát, lãnh đạo huyện Long Thành nhận thấy Địa ốc Alibaba liên kết với Công ty CP Địa ốc Tia Chớp (Xã Long Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) do bà Trương Thị Hồng Ngọc làm giám đốc để thực hiện bán khống những dự án không có thật trên địa bàn huyện. Hai công ty nói trên đã bắt tay nhau bán đất nền ở 21 dự án thuộc các xã Phước Bình, Long Phước, An Phước…
Trong đó, tại xã Phước Bình, Địa ốc Alibaba rao bán 3 khu đất là dự án Alibaba Central Park, Alibaba Central Park II, Alibaba Central Park III. Tại xã An Phước và xã Long Phước có 17 dự án là từ dự án Alibaba 1 đến Alibaba 16 và dự án Khu dân cư Quốc tế Lilama...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội 'đòi' tỉnh Điện Biên, Bộ Tài chính giao lại đất vàng
UBND TP Hà Nội vừa trả lời ý kiến cử tri, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến việc thu hồi trụ sở một số cơ quan để xây trường học.
Cụ thể, cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị UBND thành phố kiểm tra, rà soát lại trụ sở của các cơ quan không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích (Nhà khách Tỉnh ủy Lai Châu, Trụ sở Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm, Nhà máy in Thống Nhất 29 Lý Quốc Sư) bàn giao lại cho quận xây trường học và công trình công cộng.
Trả lời câu hỏi trên, UBND TP Hà Nội cho biết, đối với nhà đất tại số 49 Phan Bội Châu (Nhà khách Tỉnh ủy Lai Châu) từ tháng 12/2017, thành phố đã có văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên đề nghị bàn giao lại cho TP quản lý, sử dụng để xây trường mầm non công lập phục vụ nhân dân và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân trong khu vực. (Nhà khách Tỉnh ủy Lai Châu trước đây do tỉnh Lai Châu quản lý. Kể từ năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên, nhà khách nói trên do Điện Biên quản lý).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đại gia Việt đầu tư bất động sản ở nước ngoài: Cần làm gì để tránh rủi ro?
Thời gian gần đây, “đầu tư định cư” hay còn gọi là “định cư theo diện doanh nhân” bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và trở thành khuynh hướng đầu tư thu hút nhiều sự quan tâm. Xu hướng này cho phép các nhà đầu tư Việt Nam chuyển vốn trực tiếp vào một quốc gia khác, nhất là những nước phát triển để thiết lập các cơ sở kinh doanh đồng thời xin hưởng quy chế thường trú hoặc định cư lâu dài.
Báo cáo của World Bank chỉ ra, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ di cư nước ngoài cao nhất khu cực châu Á -Thái Bình Dương với khoảng 100.000 người mỗi năm. Ước tính chưa đầy đủ của những chuyên gia tư vấn định cư cũng cho thấy mỗi năm, chỉ riêng nhóm doanh nhân thông qua các suất đầu tư nhà đất và dự án nhằm hợp thức việc “đổi màu” hộ chiếu đã tiêu tốn khoảng 10 - 12 tỷ USD.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thu phí phương tiện vào nội đô: Hà Nội thoát cảnh "vỡ trận" giao thông?
Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của UBND TP. Hà Nội về lập đề án thu phí phương tiện vào nội đô nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Được biết, đây là một giải pháp nhằm thực hiện Đề án số 04 về “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được HĐND TP. Hà Nội thông qua vào tháng 7/2017.
Khu vực đầu tiên được xác định để phân vùng phương tiện hoạt động sẽ phải đóng phí là từ vành đai 3 trở vào và thành phố sẽ sử dụng biện pháp thu phí hiện đại, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện khi tham gia giao thông. Ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nộ cho biết, TP sẽ không thu phí đối với xe máy vào nội đô. Lý do là TP có kế hoạch hạn chế xe máy ở một số khu vực và đến năm 2030 sẽ dừng xe máy từ vành đai 3 trở vào.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Điều gì khiến thị trường bất động sản cuối năm sụt giảm nguồn cung?
Thời điểm này, dù nhu cầu khá cao nhưng nguồn cung lại tương đối hạn chế. Nhiều thương hiệu lớn như Novaland, Đất Xanh, LDG Group, An Gia… cũng không tung ra thị trường các sản phẩm mới. Nguồn cung nhà ở thiếu khiến cho các dự án tăng giá. Theo Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) về "Tình hình thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2018, Dự báo thị trường bất động sản hai tháng cuối năm 2018 và trong hai năm 2019 - 2020" trong 10 tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản Việt Nam có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung và số lượng giao dịch.
Riêng thị trường TP.HCM có dấu hiệu sụt giảm rõ nét. Tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường tại TP.HCM là gần 24.000 căn nhà thuộc 65 dự án, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Chia theo phân khúc, cao cấp có 7.444 căn, chiếm tỷ lệ 31,3%; trung cấp có 11.731 căn, chiếm tỷ lệ 49,4% và bình dân có 4.584 căn, chiếm tỷ lệ 19,3%.