Aa

Nhà đầu tư “mắc cạn” tại Phú Quốc

Chủ Nhật, 12/05/2019 - 15:00

Nhà đầu tư “mắc cạn” tại Phú Quốc; Bất động sản nghỉ dưỡng 2019: Cuộc trỗi dậy của những thị trường mới nổi... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

 

Nhà đầu tư “mắc cạn” tại Phú Quốc

Sau khi sóng bắt đầu lặng kể từ giữa năm 2018, thị trường đất nền, đất thổ cư Phú Quốc tiếp tục im ắng cho tới nay. Giai đoạn này, điểm sáng chính của thị trường chỉ tập trung ở bất động sản nghỉ dưỡng khi nhiều dự án mới được giới thiệu hoặc đi vào vận hành, casino đầu tiên cho người Việt vào chơi được khai trương.

Trong khi các cơ sở lưu trú du lịch cao cấp ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung thì thị trường đất thổ cư, đất nền Phú Quốc không có nhiều biến chuyển cả về giá và giao dịch.

Hiện tại, phần lớn giao dịch trên thị trường tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thị trấn Dương Đông và một số ấp lân cận thị trấn như ấp Cửa Lấp, ấp Suối Đá thuộc xã Dương Tơ, ấp Cây Thông Trong, ấp Cây Thông Ngoài thuộc xã Cửa Dương. Dù là điểm sáng giao dịch của thị trường đất nền Phú Quốc nhưng giá đất các khu vực này vẫn giữ ổn định và đi ngang kể từ quý 4/2018.

Năm 2018, giới đầu tư kì vọng Luật đặc khu được thông qua sẽ châm ngòi cho sự bùng nổ dân số ở Phú Quốc. Nhưng kì vọng đó đã không thành hiện thực và trên thực tế, nhu cầu ở thực tại Phú Quốc chưa cao. Suốt thời gian sau đó, Phú Quốc cũng không có những cú hích đáng chú ý nào về quy hoạch, chính sách để tạo nên sự kích cầu mới cho thị trường bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

Những tấm biển giao dịch bất động sản dần được gỡ xuống, bỏ xó. Ảnh: TRẦN VŨ

Những tấm biển giao dịch bất động sản dần được gỡ xuống, bỏ xó. Ảnh: TRẦN VŨ

Bất động sản nghỉ dưỡng 2019: Cuộc trỗi dậy của những thị trường mới nổi

Sau giai đoạn khủng hoảng (2010 - 2013), cùng với bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc có sự khởi sắc mạnh mẽ.

Theo số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong năm 2018, ở hầu hết các thủ phủ phát triển du lịch, nguồn cung mới và giao dịch condotel đều sụt giảm mạnh so với năm trước đó. Đến quý III/2018, tồn kho condotel lên tới hơn 20.000 căn, trong khi lượng giao dịch thành công trên cả nước chỉ đạt khoảng 1.000 sản phẩm.

Trong khi những thị trường truyền thống giảm tốc cả về nguồn cung và giao dịch, khiến giới đầu tư e dè thì những thị trường nghỉ dưỡng mới lại đang lọt vào tầm ngắm của giới này. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Quảng Bình, Phan Thiết (Bình Thuận), Tuy Hòa (Phú Yên), Đà Lạt, Quy Nhơn (Bình Định), Thanh Hóa, Hải Phòng…

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE cho rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thị trường mới là điều tất yếu.

Trong tương lai gần, những thị trường này sẽ hút mạnh nguồn vốn của các nhà phát triển dự án và các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Cơ sở cho nhận định trên là do các tỉnh trên đều sở hữu đường bờ biển dài và cảnh quan thiên nhiên đẹp trong khi số lượng phòng lưu trú lại rất ít ỏi.

Xem chi tiết tại đây

Kiến tạo cuộc sống xanh: Bắt đầu từ đâu?

Không phải là xu hướng "sớm nở tối tàn", sống xanh đang trở thành một lựa chọn hàng đầu mà nhiều người hướng tới. Trong những năm gần đây, nhiều chủ đầu tư đã quan tâm đến việc phát triển các công trình xanh với sự tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư kỹ lưỡng. Nhiều tòa nhà được xây dựng bằng những vật liệu thân thiện với môi trường, được bố trí không gian, ánh sáng và khoảng không hợp lý, được đầu tư hệ thống cây xanh bài bản...Tuy nhiên điều đó đã đủ để kiến tạo một cuộc sống xanh? Theo đuổi triết lý sống này, điều gì mới là cội nguồn để tạo nên sự bền vững?

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, muốn có đô thị xanh phải là sự tổng hòa, sự cố gắng của nhiều bên trong việc dung hòa những va đập xã hội, va đập văn hóa giữa những người mua để họ cùng thấu hiểu và nâng cao nhận thức về phát triển công trình xanh nói riêng, đô thị xanh nói chung.

Để tạo ra các thành phố xanh, đô thị xanh, chung cư xanh ngay từ quản trị đô thị thì người quản lý đã phải có tư duy xanh, rồi bắt đầu đến xây dựng con người xanh rồi mới đến công trình xanh. Bởi công trình cũng là do con người sáng tạo ra. Không có con người xanh có nghĩa là không có khái niệm sống thân thiện với môi trường. Không biết trân trọng thiên nhiên, không biết yêu thiên nhiên thì không thể tạo ra được một công trình xanh hay một đô thị xanh.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản 'hàng tồn kho' khoảng 20.000 tỷ đồng

Theo báo cáo Bộ Xây dựng, so với thời kỳ “đỉnh cao” hàng tồn năm 2013 thì con số này giảm mạnh chỉ còn trên dưới 20%. Tuy nhiên, điều thị trường lo ngại hiện nay là tốc độ giải quyết hàng tồn kho đã chậm lại đáng kể. So với giai đoạn 2013 - 2016, ghi nhận qua con số cập nhật của chính cơ quan này cho thấy, tốc độ giải quyết hàng tồn kho giai đoạn 2017 - 2018 giảm tới vài lần khi rất nhiều dự án vì nhiều lý do nên không thể thanh lý, chuyển nhượng được sang cho các đối tác mới để tiếp tục triển khai.

Theo báo cáo, hiện cơ cấu hàng hoá bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội và TPHCM đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.

“Theo phân tích thị trường hiện nay, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên chỉ chiếm từ 20-30% thị trường tuỳ từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung ở các đô thị lớn, các đô thị còn lại thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn. Phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội giá thấp dưới 25% chiếm tới 70-80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang mất cân đối”, báo cáo nêu.

Xem chi tiết tại đây

11 yếu tố giúp các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương thống trị thế kỷ 21

Quy mô dân số là một lý do khiến châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu trong thế kỷ 21, đặc biệt là từ góc độ kinh tế. 14 quốc gia dẫn đầu khu vực - Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Úc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và New Zealand - chiếm gần 2/3 (65%) dân số toàn thế giới.

Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á - Thái Bình Dương đóng góp khoảng 60% mức tăng trưởng toàn cầu vào năm 2017. Đóng góp của khu vực này dự kiến sẽ còn lớn hơn với sự phát triển của những nền kinh tế châu Á. Vào năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc tăng hơn 800 tỷ USD, vượt mức tổng sản lượng GDP của Ả Rập Saudi. Riêng mức tăng trưởng đó đã tương đương với quy mô của nền kinh tế lớn thứ 19 trên thế giới.

Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực này sẽ không chỉ tạo ra nhu cầu đầu tư bất động sản, mà còn đòi hỏi sự phát triển hơn nữa của thị trường này trong tương lai.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top