Aa

Nhận diện tâm điểm bất động sản TP.HCM

Thứ Sáu, 13/10/2017 - 14:01

Đọc vị “ông lớn” cho mượn danh đi đấu thầu; Nhận diện tâm điểm bất động sản TP.HCM hiện nay; Nhiều condotel, officetel, shophouse ngày càng "biến tướng”… là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Nhiều condotel, officetel, shophouse ngày càng "biến tướng"

Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng… để góp ý, đề xuất một số nội dung liên quan đến công tác quản lý đối với dự án, công trình condotel, officetel, shophouse.

Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, các sản phẩm condotel, officetel, shophouse đang có dấu hiệu “biến tướng” thành căn hộ nhà ở thông thường, nên cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả.

“Trong khi đó, hiện nay, theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế thì chưa có quy định cụ thể các tiêu chuẩn về quy hoạch, thiết kế công trình tòa nhà, căn hộ condotel, officetel, đặc biệt là trong thời gian qua chưa tính chỉ tiêu dân số đối với các công trình này khi chấp thuận dự án đầu tư, nên khi đưa dự án vào hoạt động đã tạo thêm áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là góp phần làm tăng thêm tình trạng ùn tắc giao thông”, ông Châu lý giải.

Xem chi tiết tại đây

Cuộc "đại thâu tóm" trong ngành thép không gỉ

CTCP Quốc tế Sơn Hà (mã SHI) vừa công bố sắp tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2017. Theo tài liệu chuẩn bị cuộc họp, SHI sẽ xin ý kiến cổ đông về phương án sáp nhập và phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần CTCP Sản xuất và Kinh doanh Toàn Mỹ.

Theo kế hoạch, SHI có thể sẽ phát hành thêm 18 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho cổ đông hiện hữu của Toàn Mỹ. Dự kiến tỷ lệ thực hiện là 1:2. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phần Toàn Mỹ tại thời điểm chốt quyền sẽ được đổi lấy 2 cổ phần SHI. Thời gian thực hiện trong năm 2017 hoặc đầu năm 2018.

Sau sáp nhập, Toàn Mỹ sẽ trở thành công ty con của SHI, hình thức hoạt động của Toàn Mỹ sẽ là CTCP nếu có từ 2 cổ đông trở lên không thực hiện hoán đổi, trường hợp còn lại sẽ chuyển thành công ty TNHH.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đọc vị “ông lớn” cho mượn danh đi đấu thầu

Có nhiều nhà thầu mạnh về mọi mặt như tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm dày dặn, nhân sự chất lượng… nhưng vì một lý do nào đó vẫn nộp hồ sơ dự thầu (HSDT) với tư cách dự thính.

Thậm chí, dù đã là “ông lớn” nhưng tại nhiều gói thầu xây lắp, họ vẫn chấp nhận chỉ làm “quân xanh” cho một nhà thầu khác. Những hành vi này phần nào đang khiến cho việc tổ chức đấu thầu trở nên phức tạp.

Ban đầu sẽ rất khó hiểu vì sao một nhà thầu chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lại bị loại bởi khâu tư cách hợp lệ khi dự thầu. Nhưng tìm hiểu lý do không được lựa chọn của nhiều “anh cả” trong ngành xây dựng có thể thấy ngay việc các nhà thầu này đang cố tình muốn mình bị loại vì những vi phạm hết sức ngô nghê trong đấu thầu, do làm “quân xanh” cho một nhà thầu khác.

Xem chi tiết tại đây

Cẩn thận cạm bẫy “trạng chết chúa cũng băng hà”

Nói về tín dụng cho BĐS và câu chuyện nợ xấu của ngân hàng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng cần có những bài học rút ra từ vụ án Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh cho cả một hệ thống.

Theo ông Nguyễn Minh Phong, thực tế hiện nay ở Việt Nam có tình trạng “trạng chết chúa cũng băng hà”, nợ xấu nợ đọng, nợ chéo và các sở hữu chéo lớn. Hệ thống ngân hàng diễn ra tình trạng ngân hàng vừa cho vay vừa nuôi con nợ hiện tại: Cho vay ít là chủ nợ, con nợ “sợ” ngân hàng. Nhưng khi ngân hàng cho vay nhiều thì ngược lại, chủ nợ “sợ” con nợ. Đây là cái bẫy nguy hiểm nên Ngân hàng Nhà nước cần giám sát để ngân hàng không tự mình biến thành nạn nhân chạy đuổi theo lợi ích nhóm, lợi ích trước mắt.

Ngoài ra, để thị trường minh bạch thì hệ thống thông tin tài chính cần rõ ràng, không được mù mờ. Không để xảy ra tình trạng bí mật kinh doanh lợi ích nhóm, biến thông tin thành lợi ích nhóm.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản TP.HCM: Nhận diện tâm điểm hiện nay

Bước vào quý IV, các đơn vị nghiên cứu thị trường như CBRE, JLL đều cho rằng, khu Đông sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản TP.HCM, trong khi đó, với hai phân khu còn lại là Tây và Nam, lượng hàng mới và giao dịch sẽ hạn chế hơn.

Dịch vụ Bất động sản thương mại toàn cầu JLL Việt Nam vừa đưa ra nghiên cứu cho thấy, quý III vừa qua, thị trường bất động sản TP.HCM tiếp tục có sự hồi phục, trong đó, dẫn đầu thị trường về số hàng bán ra vẫn là khu Đông khi đã tiêu thụ 2.379 căn hộ, vượt trội so với phần còn lại là khu Tây (1.884 căn), khu Nam (1.144 căn), khu Bắc (698 căn) và khu trung tâm (31 căn).

CBRE Việt Nam cũng khẳng định, khu Đông là tâm điểm của thị trường bất động sản TP.HCM. Đặt biệt, nơi đây không chỉ căn hộ chung cư lên ngôi, mà các dòng sản phẩm khác như nhà phố, biệt thự cũng chiếm ngôi đầu.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top