Aa

Nhiều đại gia địa ốc tìm đến Bà Rịa - Vũng Tàu "săn" quỹ đất

Thứ Sáu, 10/05/2019 - 14:00

Nhiều đại gia địa ốc tìm đến Bà Rịa - Vũng Tàu "săn" quỹ đất''; Cư dân phản ứng gay gắt trước đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ciputra... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Nhiều đại gia địa ốc tìm đến Bà Rịa - Vũng Tàu "săn" quỹ đất

Từ vị trí, hạ tầng cũng như mặt bằng giá là những lợi thế của thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu ở thời điểm này. Đó là lý do không chỉ các ông lớn BĐS đổ về, mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có tiềm lực tài chính tốt cũng đã tìm đến thị trường nơi đây để đón sóng thị trường. Kéo theo đó là làn sóng đầu tư của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân cũng nhộn nhịp từ đầu năm đến nay.

Các dự án thường nằm dọc trục tỉnh lộ 44a và quốc lộ 55, đa phần là dự án cũ đã được chào bán ra thị trường trước đó. Bên cạnh đó, một số dự án mới cũng đang rục rịch triển khai ở nơi đây, chẳng hạn như 3S City Long Hưng.

Mặt bằng giá đất nền tại khu vực này dao động dao động từ 9 đến 15 triệu đồng/m2. Khảo sát giá một số dự án cùng khu vực, được biết, giá các dự án đã chào bán tại quốc lộ 55, tỉnh lộ 44a chủ yếu dao động từ 12-15 triệu đồng/m2, giá chuyển nhượng thứ cấp từ 16-20 triệu đồng/m2. Các NĐT từ các khu vực như Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM đang có xu hướng đổ về đây để tìm kiếm các dự án “mới tinh” với kì vọng sinh lời tốt.

Tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cho thấy họ đang tìm kiếm các dự án có pháp lý ổn và chào bán giai đoạn đầu để có được mức giá tốt, kì vọng mức chênh lệch cao khi ra hàng trong vòng 9 tháng đến hơn 1 năm.

Xem chi tiết tại đây

Nhiều nhà đầu tư tìm về Bà Rịa Vũng Tàu

Nhiều nhà đầu tư đang tìm về Bà Rịa Vũng Tàu

VNREA kiến nghị tháo gỡ 4 vướng mắc, hạn chế cho doanh nghiệp bất động sản

Mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội VNREA đã tổng hợp những vướng mắc, hạn chế về cơ chế, chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Những vướng mắc này đã cản trở sự phát triển của doanh nghiệp bất động sản.

Thứ nhất, khó khăn vướng mắc trong tiếp cận đất đai. Trong thời gian vừa qua việc tiếp cận đất đai cho các dự án kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, mới nhất là Luật Đất đai 2013 nhưng vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, còn có nội dung chồng chéo, xung đột với các luật khác (Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu…) gây khó khăn cho việc thực hiện.

Thứ hai, còn nhiều khó khăn trong thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng, quản lý sau đầu tư đối với các dự án kinh doanh bất động sản.

Thứ ba, khó khăn vướng mắc làm hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Thứ tư, khó khăn trong lĩnh vực tiếp cận tín dụng, thuế liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

Cư dân phản ứng gay gắt trước đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ciputra

Cư dân khu đô thị Ciputra đã đồng loạt bày tỏ sự phản đối gay gắt trước đề xuất điều chỉnh một số ô đất của khu đô thị này khi những kỳ vọng về một chốn an cư hoàn hảo đang dần bị dập tắt.

Cư dân kịch liệt phản đối phương án điều chỉnh quy hoạch và gọi đây là một quy hoạch theo kiểu “bóc lột hạ tầng”. Bên cạnh đó, đại diện các cư dân còn khẳng định khi bỏ tiền ra mua nhà tại Ciputra, là bao gồm cả dịch vụ và tiện ích. Nay chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh quy hoạch là bội ước, thậm chí “lừa dối” cư dân.

Đại diện các cư dân mong muốn UBND TP. Hà Nội lắng nghe ý kiến của cư dân, xem xét đúng pháp luật không chấp thuận việc điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Ciputra giai đoạn 2 theo đề xuất của Công ty Nam Thăng Long và Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Xem chi tiết tại đây

Đồ án quy hoạch khu trung tâm Hòa Bình Đà Lạt

Đồ án quy hoạch khu trung tâm Hòa Bình Đà Lạt

Xin đừng “phẫu thuật thẩm mỹ” Đà Lạt!

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, khu vực trung tâm Hòa Bình, TP. Đà Lạt sẽ có diện mạo mới. Khu vực quy hoạch có diện tích 30ha, thuộc phường 1, TP. Đà Lạt.

Tuy nhiên, Bản đồ án quy hoạch mới khu Hòa Bình của Đà Lạt sau khi được công bố đã gây tâm lý bất ngờ, thậm chí nuối tiếc, bất an không chỉ với các chuyên gia quy hoạch, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Đà Lạt mà với cả những người dân Đà Lạt sống lâu năm ở “xứ sở sương mù” này.

Bởi Đà Lạt tuy không phải là thành phố di sản nhưng là thành phố đặc trưng, ra đời hơn 100 năm nay, hiện còn tồn tại khoảng hơn 1.500 biệt thự. Đà Lạt có những công trình nổi tiếng, như Nhà thờ, trường Cao đẳng Sư phạm, Ga, đường sắt, Dinh Tỉnh trưởng, Dinh Bảo Đại 1, Dinh bảo Đại 2... Hơn nữa, cấu trúc ở Đà Lạt rất đặc biệt mà không một nơi nào có, đó là cấu trúc uốn lượn, rừng và nhà xen lẫn nhau, một cấu trúc thân thiện, thậm chí là đô thị duy nhất không có đèn xanh đèn đỏ...

Xem chi tiết tại đây

Người dân căng băng rôn, biểu ngữ phản đối dự án bãi đỗ xe ngầm ở Công viên Cầu Giấy

Sáng 8/5/2019, UBND phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tổ chức cuộc họp công bố số liệu lấy phiếu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với việc điều chỉnh quy hoạch quanh khu vực công viên và phương án kiến trúc dự án bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch vụ thương mại, trên diện tích đất Công viên Cầu Giấy.

Cùng ngày, cư dân một số tòa chung cư lân cận dự án đã bức xúc căng hàng trăm băng rôn, biểu ngữ bên ngoài các tòa nhà để phản đối dự án. Ông Lê Phi Phụng và một số hộ dân cho biết, trước đó ông cùng hơn 1.100 người ký vào đơn bày tỏ nguyện vọng không thực hiện dự án và đề nghị được đối thoại với chính quyền địa phương. Vì bức xúc việc quyền lợi và ý kiến của mình không nhận được phản hồi, các cư dân đã căng băng rôn, biểu ngữ.

“Ngay từ ban đầu, người dân chúng tôi không đồng ý xây dựng dự án bãi đỗ xe ngầm kết hợp thương mại dịch vụ, chứ không phải đến khi UBND phường Dịch Vọng công bố kết quả kiểm phiếu thì người dân mới căng băng rôn, biểu ngữ. Hôm qua (ngày 8/5/2019 - PV), phường công bố kết quả, tuy nhiên cả buổi công bố sơ bộ kết quả kiểm phiếu trước đó người dân cũng không được mời. Chúng tôi đã gửi đơn từ ngày 26/3/2019, đề nghị chính quyền tổ chức đối thoại, tuy nhiên, kể từ đó đến nay họ không tổ chức”, ông Phụng nói.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top